Vài cách đọc kinh sách

Vài cách đọc kinh sách

[responsivevoice_button voice=”Vietnamese Female” buttontext=”Bấm Để Nghe Đọc”]
Hỏi: Khi nghiên cứu kinh Pali, tôi nên tìm hiểu theo chiều hướng nào? Đọc hết 1 lượt rồi xem bài nào quan trọng hay tập trung vào các bài thực hành? Tôi có nên đọc sang tạng Thắng Pháp không?
 
Vài cách đọc kinh sách

Đáp:
*Về nghiên cứu kinh điển thì tùy theo mục đích của mỗi người sẽ có cách nghiên cứu khác nhau. Dưới đây là các cách tiếp cận để bạn tham khảo:1/ Đọc kinh theo khóa lễ: Kinh Tam Bảo, Kinh Nhật Tụng (kinh tụng theo ngày), Cầu An, Cầu Siêu,…
2/ Đọc kinh theo chủ đề: Chủ đề về giới, định, tuệ, uẩn, xứ,…
3/ Đọc kinh để hành trì (liên hệ đến thực hành): Kinh Tứ Niệm Xứ, Chuyển Pháp Luân, Vô Ngã Tướng, Kinh Từ Bi, Hạnh Phúc,…
4/ Đọc kinh để nghiên cứu: Bao gồm Kinh, Luật, Luận (Vi Diệu Pháp). Ví dụ nghiên cứu kinh Tứ Niệm Xứ để hiểu nghĩa toàn bộ bài kinh đến từng chi phần như thế nào là hơi thở vào, hơi thở ra, hơi thở dài, hơi thở ngắn…. Tìm hiểu các chi phần về giới trong tạng Luật. Các chức năng và duyên sinh diệt của các loại tâm trong Thắng Pháp…
5/ Đọc kinh để đối chiếu từ vựng Pali-Anh-Việt: Ví dụ từ niệm (sati, satima) và chánh niệm (sammāsati) giống và khác nhau ra sao thì cần đối chiếu trong cả Kinh, Thắng Pháp, Chú giải.
6/ Đọc kinh kết hợp tất cả các phương pháp nói trên.*Về Thắng Pháp thì rất nên nghiên cứu. Nếu hành thiền mà không hiểu chức năng của các loại tâm, duyên sinh duyên diệt của các loại tâm thì rất khó để hiểu đúng và thấy đúng (hiểu đúng và thấy đúng gọi là Chánh kiến https://www.facebook.com/100009323079889/posts/2714540145533395/).
*Ngoài đọc kinh điển Pali, theo kinh nghiệm của chúng tôi, khi đọc các sách viết bằng tiếng Việt (không phải sách dịch), chúng ta nên đọc sách của ngài Hộ Tông và ba vị sư có hàm lượng trích dẫn kinh điển Pali rất cao khi các ngài giảng giải, chứ không theo tư kiến cá nhân là:1/ Sư Hộ Pháp (TV Viên Không) http://trungtamhotong.org/index.php?module=library&function=viewall&k=h%E1%BB%99+ph%C3%A1p&sw=2
3/Sư Giác Nguyên Toại Khanh https://toaikhanh.com/
*Việc đọc sách, nghe giảng và có dịp đảnh lễ các ngài cũng là cách gần gũi các bậc chân nhân, là “nguồn sinh trí tuệ” như Đức Phật đã dạy trong kinh điển Pali:NGUỒN SINH TRÍ TUỆ
1. Như vậy, này các Tỷ-kheo, giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn thời làm viên mãn nghe diệu pháp
2. Nghe diệu pháp được viên mãn thời làm viên mãn lòng tin.
3. Lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn như lý tác ý.
4. Như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn chánh niệm tỉnh giác.
5. Chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn được chế ngự.
6. Các căn được chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba thiện hành;
7. Ba thiện hành được viên mãn, thời làm viên mãn Bốn niệm xứ;
8. Bốn niệm xứ được viên mãn, thời làm viên mãn Bảy giác chi.
9. Bảy giác chi được viên mãn, thời làm viên mãn minh giải thoát.
(Tăng Chi Bộ Kinh, Phẩm 10 Pháp, HT. Thích Minh Châu dịch)BẬC CHÂN NHÂN
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chân nhân? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người theo chánh tri kiến, theo chánh tư duy, theo chánh ngữ, theo chánh nghiệp, theo chánh mạng, theo chánh tinh tấn, theo chánh niệm, theo chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chân nhân.
(Tương Ưng Bộ Kinh, Thiên Đại Phẩm, HT. Thích Minh Châu dịch)DIỆU PHÁP
1.- Có bảy diệu pháp này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bảy?
2. Tín, xấu hổ, sợ hãi, nghe nhiều, tinh tấn, chánh niệm, có trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, có bảy diệu pháp này.
(Tăng Chi Bộ Kinh, Phẩm Các Kinh Không Nhiếp, HT. Thích Minh Châu dịch)(Nguồn:Tuniemxu.org)