Pa Auk Sayadaw

Đại trưởng lão, thiền sư Pa Auk Sayadaw đến Hà Nội

Đại trưởng lão, thiền sư Pa Auk Sayadaw là người cố công lớn nhất trong việc khôi phục pháp hành theo truyền thống Thanh Tịnh Đạo của ngài Phật-Âm (Buddhaghosa), cũng là truyền thống căn bản của Phật Giáo Nguyên Thủy từ thời Đức Phật đó là Giới – Định – Tuê. Ngày nay, có rất nhiều đường lối tu tập bị chia chẻ như :

1- Tuệ trước Định sau

2- Định Tuệ song hành

3- Định Tuệ đồng thời

4- Định trước Tuệ sau

Trong các phương pháp trên thì hành trì tu tập tập của ngài Pa Auk Sayadaw được xếp vào nhóm thứ 4, là Định trước Tuệ sau. Một kỷ luật trong các trường thiền theo đường lối tu tập Pa-Auk là các hành giả phải hành thiền cho đến khi thấy nimita (tợ tướng), là một trong những ấn chứng thiền định thì mới được chuyển sang tu tập thiền Tuệ (vipassana). Thật là phước lành đối với các  Phật tử Việt Nam nói chung và các hành giả thiền Nguyên Thủy nói riêng khi những năm gần đây Việt Nam là điểm đến thăm của các bậc Đại trưởng lão, Đại thiền sư, Đại trí tuệ trên cả ba phương diện tín ngưỡng lễ hội (các Pháp vuương, Nhiếp chính vương các dòng truyền thừa), pháp học (các vị đỗ Tam Tạm, Nhị Tạng, Nhất Tạng), pháp hành (các vị Đại Thiền Sư) đến thăm quan, thọ giới, hướng dẫn và giảng dạy.

Pa Auk Sayadaw

Đại trưởng lão, thiền sư Pa Auk Sayadaw

Tiểu Sử Ngài Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayadaw (nguồn: phatgiaohoc.com)

Tôn giả Āciṇṇa được nhiều người biết đến với danh hiệu là “Tôn giả Pa-Auk Tawya Sayadaw” (và trong các trường hợp ít nghi thức hơn thì gọi là “Pa-Auk Sayadaw”. “Sayadaw” trong tiếng Miến Điện là một danh xưng tôn kính có nghĩa là “vị thầy đáng kính”.

Tôn giả Āciṇṇa sanh năm 1934 ở làng Leigh-Chaung, huyện Hinthada, ở vùng châu thổ cách thủ đô Yangon khoảng một trăm dặm về phía tây bắc. Vào năm 1944, lúc mười tuổi, ngài xuất gia làm sa-di(sāmanera) ở một thiền viện trong làng. Trong suốt thập niên tiếp theo, ngài theo đuổi đời sống của một vị sa-di, học Kinh Điển Pāḷi (bao gồm Luật (Vinaya), Kinh (Sutta) và Vi Diệu Pháp (Abhidhamma)) dưới sự chỉ dạy của nhiều vị thầy khác nhau. Ngài đã đậu ba kỳ thi về ngôn ngữ Pāḷi trong khi vẫn còn là một sa-di.

Năm 1954, vào tuổi hai mươi, Sayadaw thọ cụ túc giới làm một Tỷ-kheo. Ngài tiếp tục nghiên cứu Kinh Điển Pāḷi dưới sự hướng dẫn của các vị trưởng lão uyên bác. Năm 1956, ngài thi đậu kỳ thiDhammācariya danh tiếng. Học vị này tương đương với bằng Cử nhân Phật Học Pāḷi và được phong danh hiệu “Pháp Sư”.

Trong suốt tám năm tiếp theo, Sayadaw du hành khắp nước Myanmar để tiếp tục nghiên cứu học hỏi Giáo Pháp (Dhamma) từ các bậc danh sư khác nhau. Năm 1964, vào mùa an cư mùa mưa (vassa) thứ mười, ngài chuyển sự chú tâm sang hành thiền mãnh liệt và thực hành “hạnh đầu đà ngụ trong rừng” trong suốt mười sáu năm tiếp theo. Ngài vẫn tiếp tục nghiên cứu Kinh Điển Pāḷi dù giờ đây ngài đã tìm ra và đã đạt được những chỉ dẫn từ các vị thiền sư tôn kính thời bấy giờ.

Năm 1981, Sayadaw nhận được tin nhắn từ ngài trụ trì Rừng Thiền Pa-Auk, Tôn giả Aggapañña. Ngài trụ trì sắp thị tịch và mời Tôn giả Āciṇṇa trông coi thiền viện. Năm ngày sau, Tôn giả Aggapañña qua đời. Là vị trụ trì mới của thiền viện, Tôn giả Āciṇṇa được biết đến là ngài “Pa-Auk Tawya Sayadaw”. Dù vẫn trông coi hoạt động của thiền viện, Sayadaw vẫn dành nhiều thời gian độc cư, hành thiền trong cốc tre ở đỉnh đồi của khu rừng vốn bao phủ một vùng đồi hoang vắng chạy dọc chân rặng núi Taung Nyo. Khu vực đó, sau này, trở thành Thiền Viện Khu Thượng.

Từ năm 1983, cả người xuất gia lẫn thế tục đã tìm đến học thiền với ngài Sayadaw. Thiền sinh ngoại quốc bắt đầu đến thiền viện vào đầu những năm 1990. Khi danh tiếng của ngài Sayadaw vang xa vững chắc, Thiền Viện Khu Thượng dần được mở rộng từ một cái cốc đơn giản và một ít đệ tử thành hơn hai trăm năm mươi cốc (kuti) (cốc của thiền sinh) nằm trong rừng; một tòa thiền đường hai tầng cho nam và một thư viện (với văn phòng, phòng vi tính, và tăng xá nằm ở tầng trệt); một trạm xá; một nhà thương; một sảnh đi bát khất thực; một nhà ăn có hai tầng lầu; và một sảnh tiếp khách và trú ngụ cho ngài Sayadaw. Ở Thiền Viện Khu Hạ, cho bên nữ, cơ sở vật chất gồm hơn 180 cốc (kuti) một nhà bếp mới và một thiền đường ba tầng lầu (với khu vực ngủ ở tầng trệt) và một khu nhà tập thể năm tầng lầu.

Hiện tại (tháng 5/2010), trong dịp khóa thiền tích cực do ngài Pa-Auk Tawya Sayadaw chủ trì, có gần hai ngàn vị tăng, tu nữ và thiền sinh thế tục cả người Myanmar và ngoại quốc đang tu tập tại Rừng Thiền Pa-Auk. Riêng thiền sinh người Việt Nam có gần tám mươi vị. Tính luôn người thế tục, vào dịp lễ, số người ở thiền viện đôi khi lên đến vài ngàn người.

Năm 1997, ngài Sayadaw xuất bản 5 tập sách khổng lồ với tựa đề là “Lộ Hành Đến Niết-bàn” (Nibbānagāmini Paṭipadā), giải thích chi tiết toàn bộ quá trình giảng dạy và được hỗ trợ bằng các trích dẫn phong phú từ Kinh Điển Pāḷi – hiện chỉ có ấn bản tiếng Myanmar và Sinhalese (tiếng Sri Lanka). Vào ngày 4/1/1999, với sự ghi nhận thành tựu của ngài Sayadaw, chính phủ Myanmar dành tặng ngài danh hiệu Aggamahākammaṭṭhānācariya, nghĩa là “Đệ Nhất Đại Thiền Sư”.

Ngài Sayadaw nói lưu loát tiếng Anh và có giảng dạy và chỉ đạo các khóa thiền bên ngoài Myanmar từ năm 1997. Các thông tin cập nhật về lịch trình giảng dạy của ngài Sayadaw có thể tham khảo tại trang web http://www.dhammaweb.net/

 ——————————————————————————————–

Dưới đây là lịch trình chi tiết của ngài  đại trưởng lão, thiền sư  Pa Auk Sayadaw khi đến Hà Nội (nguồn thucduong.vn)

Tại Hà Nội, từ 25-4 đến 30-4-2014
Thời gian Địa điểm Nội dung Ghi chú
Ngày 25/4/2014: Thứ 6
21h30-22h30 Sân bay Nội bài Đón chào Ngài Đại Trưởng Lão Paauk và Tăng đoàn Ban tổ chức và PT
22h30-23h00 Nhà nghỉ Đảnh lễ Ngài và Tăng đoàn Ban tổ chức
Ngày 26/4/2014: Thứ 7
6h00-7h00 Nhà nghỉ Dâng điểm tâm Ban tổ chức & Phật tử
7h15-7h45 Đến TV. Sùng Phúc Ban tổ chức
7h45-8h15 TV. Sùng Phúc Gặp Quý Thầy Thiền viện Sùng Phúc
8h15-10h15 TV. Sùng Phúc Cho giới Bát Quan trai bằng Pali, thuyết pháp, hỏi đáp, hành thiền
10h15-10h30 TV. Sùng Phúc Ngài nghỉ
10h30-11h30 TV. Sùng Phúc Dâng Trai Tăng TV. Sùng Phúc và Ban tổ chức
12h00-15h00 Nhà nghỉ Nghỉ ngơi Không tiếp khách
15h00-16h00 Đi tới Chùa Linh Thông Ban tổ chức
16h00-17h00 Chùa Linh Thông Ngài cho phương án làm Sima BTC
17h00-18h00 Về Nhà nghỉ
18h00-Tối Nhà nghỉ Nghỉ ngơi Không tiếp khách
Ngày 27/4/2014: Chủ nhật
6h00-7h00 Nhà nghỉ Dâng điểm tâm BTC&PT
7h30-8h15 Tới Chùa Linh Thông BTC&PT
8h30-10h00 Chùa Linh Thông Làm lễ kết giới Sima Thầy Thích Đàm Huệ và BTC
10h30-11h30 Chùa Linh Thông Dâng Trai Tăng BTC&PT
11h30-12h30 Về nhà nghỉ
12h30-14h00 Nhà nghỉ Nghỉ ngơi Không tiếp khách
14h30-16h00 Nhà nghỉ Tiếp thân mật Phật tử
16h00-18h00 Nhà nghỉ Nghỉ ngơi
18h00-19h00 Tới Chùa Linh Thông BTC&PT
19h00-20h30 Chùa Linh Thông Sách tấn chư Tăng Ni, Phật tử, hỏi đáp
20h00-21h30 Về Nhà nghỉ
21h30 Nhà nghỉ Nghỉ ngơi Không tiếp khách
Ngày 28/4/2014: Thứ 2
6h00-7h00 Nhà nghỉ Dâng điểm tâm Ban tổ chức & Phật tử
7h30-8h00 Đến chùa Bằng A Ban tổ chức
8h00-9h00 Chùa Bằng A Thăm chùa Bằng A và HT Thích Bảo Nghiêm Ban tổ chức
9h00-10h30 Tới thăm Chùa Kh’leang Ban tổ chức 
10h30-11h30 Chùa Kh’leang Dâng Trai Tăng Ban tổ chức & Phật tử
12h00-13h30 Chùa Kh’leang Ngài nghỉ Không tiếp khách
13h30-15h00 Chùa Kh’leang Sách tấn chư Tăng Ni, Phật tử, hỏi đáp Đạo tràng Cửu Hoa Sơn và các Đạo tràng khác
15h00-16h30 Về Nhà nghỉ
16h30-Tối Nhà nghỉ Nghỉ ngơi Không tiếp khách
Ngày 29/4/2014: Thứ 3
6h00-7h00 Nhà nghỉ Dâng điểm tâm Ban tổ chức & Phật tử
7h15-8h15 Tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông Anh Việt-Chị Lý thỉnh mời
8h30-9h30 Bệnh viện Đa khoa Phương Đông Tụng kinh, làm lễ chúc phúc cho dự án Bệnh viện phi lợi nhuận Đa khoa Phương Đông Anh Việt-Chị Lý và Đạo tràng Cửu Hoa Sơn
9h30-10h30 Về nhà nghỉ
10h30-11h30 Dâng Trai tăng Ban tổ chức
12h00-15h00 Nhà nghỉ Nghỉ ngơi Không tiếp khách
15h0-16h00 Đến Linh Thông BTC&PT
16h00-17h00 Chùa Linh Thông Tụng Patimokkha Ngài và Chư Tăng
17h00-17h30 Chùa Linh Thông Cúng dường Tứ vật dụng đến Chư Tăng 
BTC&PT
Sau khi Chư Tăng tụng Patimokkha, PT xếp hàng dâng cúng vật dụng (trừ thức ăn, tiền) đến Chư Tăng)
17h30-18h30 Về Nhà nghỉ
18h30-tối Nhà nghỉ Nghỉ ngơi Không tiếp khách
Ngày 30/4/2014: Thứ 4
6h00-7h00 Nhà nghỉ Dâng điểm tâm PT&BTC
7h30-9h00 Nhà nghỉ Tiếp thân mật Phật tử
9h00-10h30 Nhà nghỉ Nghỉ ngơi Không tiếp khách
10h30-12h00 Nhà nghỉ Dâng Trai Tăng BTC&PT
12h00-14h00 Nhà nghỉ Nghỉ ngơi Không tiếp khách
14h00-15h00 Ra sân bay BTC
15h00 Checkin
16h25-18h15 Bay vào Đà Lạt BTC
Ngày 05/5/2014 Bay đi Indonesia
Lưu ý:
Đây là dự thảo Chương trình sơ bộ, mọi thông tin nếu có thay đổi sẽ được thông báo sau.
Vì mục đích tốt đẹp nhất cho chuyến thăm đầu tiên của Ngài và Chư Tăng tới Việt Nam và để lại dấu ấn tốt đẹp của Việt Nam đến Quý Ngài, Ban tổ chức trân trọng kính đề nghị mọi người tuân thủ thời gian và sự nghỉ ngơi theo lịch trình cho Ngài và Chư Tăng.
Thông báo cho Nhóm Chị Phương, Cửu Hoa Sơn, Pháp Vân… tham dự….