CÓ PHÁP VÔ PHÁP KHÔNG

CÓ PHÁP VÔ PHÁP KHÔNG? THẾ NÀO LÀ TỰ NHIÊN?

CÓ PHÁP VÔ PHÁP KHÔNG? THẾ NÀO LÀ TỰ NHIÊN?

Hỏi: Có pháp vô pháp không?

Đáp: Pháp có hai là hữu vi và vô vi. Hữu vi tạo bởi các duyên sinh nên cũng do duyên mà diệt. Pháp không do duyên sinh duyên diệt gọi là vô vi hay Niết bàn. Cho nên sự thật không có vô pháp vì không gì không là pháp, hoặc là hữu vi hoặc là vô vi.

CÓ PHÁP VÔ PHÁP KHÔNG

Hỏi: Thế nào là tự nhiên? Có thể tự nhiên mà ta thấy biết sự tự nhiên không?

Đáp: Tự nhiên là quy luật vận hành của pháp hữu vi và vô vi. Vì vô vi là Niết bàn nên ở đây chúng ta chỉ nên bàn đến hữu vi. Vận hành của hữu vi có hai phần chính là vật chất (sẵc pháp) và tâm (danh pháp).

Đặc tính của vật chất là sự qua lại, biến đổi của 4 thành phần đất, nước, gió, lửa bởi 4 đặc tính của chúng là co giãn, kết dính, nâng đỡ, nóng lạnh diễn biến liên tục không bao giờ dừng lại. Để thấy biết (tuệ tri) điều này bạn cần thực hành Thân quán niệm xứ để thực chứng khi những đặc tính này sinh khởi và hoại diệt.

Đặc tính của tâm bị biến đổi qua lại bởi 4 nhóm tâm là thọ, tưởng, hành, thức. Nhóm tâm thọ có đặc tính của cảm giác là dễ chịu, khó chịu và trung tính (không dễ chịu không khó chịu). Bạn cần thực hành Thọ quán niệm xứ để thực chứng điều này khi những đặc tính này sinh khởi và hoại diệt. Nhóm tâm tưởng là nhóm tâm lưu giữ ký ức để so sánh với hiện tại. Nhóm tâm hành là nhóm tâm phản ứng lại khi có thọ, tưởng khởi sinh và hoại diệt. Bạn cần thực hành quán Ngũ uẩn trong Pháp quán niệm xứ để thực chứng điều này khi những đặc tính này sinh khởi và hoại diệt. Nhóm tâm thức là nhóm tâm thấy biết cảnh nhưng luôn bị pha màu bởi các tâm thọ, tưởng, hành. Bạn cần thực hành Tâm quán niệm xứ để thực chứng điều này khi những đặc tính này sinh khởi và hoại diệt.

Như vậy nếu bạn không thực hành thiền Tứ Niệm Xứ thì không thể nào bạn biết được quy luật vận hành tự nhiên của vật chất và tâm. Phần lớn chúng ta hiểu sự tự nhiên qua nghiệp theo nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi, dân tộc, tôn giáo, sách vở, quan kiến, vị thầy….nên nó không còn là tự nhiên nữa. Sự thấy biết đúng như thật chỉ có thế thấy biết bằng trí Tuệ đã được tự thực chứng qua thiền. Kinh Pháp Cú, Đức Phật đã dạy:
“Không trí tuệ không thiền
Không thiền không trí tuệ
Người có thiền có tuệ
Nhất định gần Niết bàn”

(Thấy Biết)