ĐẠO LỘ TU TẬP

ÁNH SÁNG TỨ THIỀN CÓ SOI ĐƯỢC 32 THỂ TRƯỢC KHÔNG? ĐẠO LỘ TU TẬP CỦA BỒ TÁT TẤT ĐẠT ĐA CÓ ÁP DỤNG CHO SỐ ĐÔNG KHÔNG?

ĐẠO LỘ TU TẬP

ÁNH SÁNG TỨ THIỀN CÓ SOI ĐƯỢC 32 THỂ TRƯỢC KHÔNG? ĐẠO LỘ TU TẬP CỦA BỒ TÁT TẤT ĐẠT ĐA CÓ ÁP DỤNG CHO SỐ ĐÔNG KHÔNG?

Hỏi: Có thể dùng kết quả của thiền định soi chiếu vào trong để thấy được các thể trược bên trong được không ? Giống như Đức Phật sau khi đạt Tứ thiền với tâm nhu nhuyễn định tĩnh ngài mới hướng tâm tới Tam minh đạt được thánh trí chứng ngộ Niết bàn?

Đáp: 1-Ánh sáng trong Định là ánh sáng do tâm tạo nơi ý môn bởi đề mục thiền định là chế định do tâm tạo. Ví dụ hơi thở không màu, không mùi, không vị. Nhưng khi hơi thở được lấy làm đề mục thiền Định thì hành giả cần phải thấy màu sắc hay ánh sáng của hơi thở, và đây là sản phẩm nơi căn ý (ý môn) chứ không phải nhãn căn. Đến chỗ này tâm hợp nhất với ánh sáng là một gọi là nhất tâm. Nếu hành giả đền chỗ chỉ thuần nhất tâm gọi là tứ thiền sắc giới, thân thể có thể ngồi 3 ngày 3 đêm mà không ăn uống đại tiện tiểu tiện, không hay biết nóng lạnh, đói khát trên thân. Nghĩa là hành giả gần như không có sự tỉnh giác và các căn đã đóng lại. Nếu nói hành giả hướng tâm vào ánh sáng để phân tích ánh sáng hay dùng ánh sáng phân tích 32 thể trược là nhờm gớm hay là khổ, vô thường, vô ngã là không chính xác. Vì ánh sáng này do tâm tạo, theo ý muốn của tâm (có ngã) nên không có tính vô ngã. Hành giả cần xuất ra khỏi đề mục ánh sáng này và khi xuất ra hành giả biết rõ mình đang xuất ra khỏi định, đây là sự tỉnh giác.

2- Giống như Đức Phật sau khi đạt Tứ thiền với tâm nhu nhuyễn định tĩnh ngài mới hướng tâm tới Tam minh đạt được thánh trí chứng ngộ Niết bàn?

Khi Bồ tát Tất Đạt Đa vào đêm giác ngộ đã không dùng tứ thiền để soi 32 thể trược. Khi đạt tới tứ thiền ngài xuất tứ thiền để chứng tam minh vì tâm tứ thiền là 1 tâm khác, tâm chứng tam minh là tâm khác. Không thể có 1 tâm mà 2 cảnh.

Con đường giác ngộ của Đức Phật là con đường đặc biệt, còn gọi là con đường của chư Phật. Đức Phật ví như một vị bác sĩ kê thuốc cho bệnh nhân là chúng ta. Ngài kể lại con đường thành tựu “bác sĩ” của Ngài vất vả và nhiều lúc sai lầm ra sao để có được đơn thuốc là Tứ Niệm Xứ cho chúng sinh ra sao. Ngài không bảo chúng ta phải học thành bác sĩ như Ngài rồi mới uống thuốc. Vì Ngài là người đã có những Ba la mật đặc biệt không ai sánh được. Sinh ra là Thái tử. Trải qua các bậc thiền định cao nhất. Ép xác khổ hạnh 6 năm mà không bị mất mạng. Nếu ai muốn bắt chiếc Ngài thì nên bắt chiếc đầy đủ từ hoàn cảnh sinh ra đén tiến trình tu tập, đừng để thiếu đoạn nào cả. Chính vì hiểu được điều này sẽ xảy ra trong tương lại, Đức Phật đã nhắc nhở chúng ta trong kinh Một Pháp: “Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Một người này, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân.”
Rồi một lần nữa, Đức Phật lại khẳng định trong kinh Đại Niệm Xứ để xác quyết con đường hay đơn thuốc mà Ngài kê cho tất cả chúng sinh là con đường Tứ Niệm Xứ và khẳng định là con đường độc nhất diệt khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết bàn. Ngài không nói có con đường thứ hai. Một vị Phật thì không bao giờ nói dối, nói vọng ngữ, nói hai lời. Việc tin hay không tin tuỳ thuộc vào nghiệp của mỗi chúng ta.

Theo truyền thống chư Phật thì một vi Phật trong kiếp cuối cùng thường sinh làm Thái tử vùng Ấn Độ để độ cho giai cấp Sát đế lỵ (vua chúa), và hoàn tất các bậc thiền cao nhất để độ cho giai cấp Bà la môn (thầy tu).

(Thấy Biết)

Visits: 3188