noi than va ngoai than

Thế nào là nội thân và ngoại thân trong thiền tứ niệm xứ?

knoi than va ngoai than

Hỏi: Quán thân trên thân nghĩa là như thế nào? Tượng tự các khái niệm: nội thân, ngoại thân, nội thọ, ngoại thọ, nội tâm, ngoại tâm, nội pháp, ngoại pháp phải hiểu như thế nào?

Đáp: Cái gì do tâm sinh khởi gọi là nội tâm ví dụ như ý thức sinh khởi mà không cần bắt cảnh bên ngoài. Trong khi nhãn thức sinh khởi cần có ánh sáng bên ngoài, nhĩ thức sinh khởi cần có âm thanh bên ngoài, các tỷ thức, thiệt thức, thân thức cũng như vậy. Nên ý thức thuộc nội tâm. Còn 5 thức còn lại chỉ sinh khởi khi bắt cảnh bên ngoài nên gọi là ngoại tâm. Trong một số chú giải nói ngoại tâm là tâm của người khác thì không chính xác. Vì hành giả ở một mình trong rừng vẫn quan sát ngoại tâm bình thường với ngũ thức đã nói ở trên.

Tương tự nội tâm sinh khởi cần có cảnh cho nó. Cảnh này gọi là nội pháp. Khi ngũ thức bắt cảnh ngoài, cảnh ngoài này gọi là ngoại pháp.

Tương tự thọ đến từ tâm gọi là nội thọ. Thọ đến từ thân gọi là ngoại thọ. Ví dụ kiến cắn đau buốt gọi là ngoại thọ. Tâm buồn rầu khi nghĩ việc gì đó gọi là nội thọ. Một giải thích khác cũng không chính xác khi nói quan sảt buồn rầu của người khác gọi là ngoại thọ.

Nội thân bao gồm 32 thể trược và tứ đại sinh khởi trong thân như gió trong bụng, sức nóng trong người…Ngoại thân là 4 oai nghi và các oai nghi phụ. Hơi thở thuộc cả nội thân và ngoại thân. Ở đầu mũi hơi thở là ngoại thân. Ở trong bụng hơi thở là nội thân. Chú giải nói ngoại thân là quan sát thân người khác thì không chính xác. Vì không ai dạy thiền bằng cách đi quan sát thân người khác hay nghĩ đến hơi thở của người khác. Điều này là không thể làm được nhưng ngay trong quyển sách giảng giải về Đại Niệm Xứ nổi tiếng rất hữu ích cho các hành giả Tứ Niệm Xứ cũng không tránh khỏi sai xót này.

Phần trích dẫn: “Khi thiền sinh đã đạt được một số tiến bộ trong việc chú tâm vào hơi thở của chính mình, bỗng nhiên thiền sinh nghĩ đến hơi thở của người khác và tự nhủ: “Hơi thở của ta có điểm khởi đầu và điểm chấm dứt, sinh và diệt, thì hơi thở cuả người khác cũng vậy”. Ðó là thiền sinh đã “Quán sát thân trong ngoại thân”.” Hết phần trích dẫn.

Khi hành giả quan sát hơi thở ra vào của mình mà nghĩ đến hơi thở của người khác thì đã là thất niệm chứ không phải là quán thân trên ngoại thân. Nói như vậy thì cứ nghĩ đến người khác đang thở giống mình cũng là chánh niệm trong Tứ Niệm Xứ sao? Chúng ta học đạo phải thông mình chỗ này, tùy căn cơ mà bạn suy xét kết luận nhé.

Tương tự thọ trong thọ cũng vậy. Ví dụ sự buồn rầu là đối tượng của thọ. Vì thân xúc và thân thức sinh khởi chỉ biết xúc chạm sắc pháp mà không biết xúc chạm cái vô sắc (sự buồn rầu là vô sắc thuộc về đối tượng của cảm giác hay cảm thọ). Lưu ý rằng nóng lạnh, cứng mềm, thô ráp…là đối tượng thuộc về thân không phải thuộc về thọ. Chỉ khi nóng lạnh, cứng mềm, thô ráp… gây ra sự khó chịu (khổ) hay dễ chịu (lạc) thì khổ hay lạc lúc này thuộc về đối tượng của thọ. Quan sát thọ chỉ cần quan sát từ 3 đến 5 thọ: khổ, lạc, hỷ, ưu, xả. Vì thế Đức Phật đã nhắc đi nhắc lại quan sát thân và chỉ thân mà thôi (thân trên thân), thọ chỉ thọ mà thôi (thọ trên thọ), tâm chỉ tâm mà thôi (tâm trên tâm), pháp chỉ pháp mà thôi (pháp trên pháp). Quan sát lẫn lộn là râu ông này cắm cằm bà kia.

Quán 9 giai doạn tử thi là một đề mục đặc biệt trong Thân Quán Niệm Xứ của Tứ Niệm Xứ. Quán tử thi chỉ được gọi là quán ngoại thân khi có liên hệ với nội thân lúc này chính là thân hành giả. Kinh Tứ Niệm Xứ dạy rõ và nhắc đi nhắc lại cuối mỗi phần quán tử thi: “”Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy”. Nếu không có mối liên hệ này thì việc quán tử thi không thành tựu do không thiết lập mối quan hệ giữa nội thân (thân hành giả) và ngoại thân (tử thi). Nghĩa là hành giả chỉ nhờm gớm tử thi chứ không nhờn gớm thán thể của mình, khi nó cũng có cùng tính chất như vậy với tử thi. Cho nên tham ái với thân thể không được đoạn trừ.

Cũng cần nói rõ là quán tử thi không phải là quán thân người khác. Vì tử thi thì không có tâm, trong khi thân người khác (đang sống) thì có tâm. Còn mọi tử thi đều có tính chất như nhau là không có tâm (danh pháp) và đều trải qua chín giai đoạn như vậy.

(Thấy Biết)