ĐƯỜNG VÀO THỰC TẠI (An Trú Chánh Niệm)4

ĐƯỜNG VÀO THỰC TẠI (An Trú Chánh Niệm)

ĐƯỜNG VÀO THỰC TẠI (An Trú Chánh Niệm)2

ĐƯỜNG VÀO THỰC TẠI (An Trú Chánh Niệm)

Trước hết, hành giả tập Chánh Niệm cho vững chắc:

Khi đi, phải chú tâm biết rõ trạng thái đi.
Khi đứng, phải chú tâm biết rõ trạng thái đứng
Khi ngồi, phải chú tâm biết rõ trạng thái ngồi.
Khi nằm, phải chú tâm biết rõ trạng thái nằm.
Khi ăn, phải chú tâm biết rõ trạng thái ăn
Khi uống, phải chú tâm biết rõ trạng thái uống
Khi đại tiện, phải chú tâm biết rõ trạng thái đại tiện
Khi tiểu tiện, phải chú tâm biết rõ trạng thái tiểu tiện.

Nói tóm lại, nhất cử, nhất động của Thân, hành giả phải chú tâm biết rõ. Trừ oai nghi Ði, còn lại ba oai nghi Ðứng, Nằm, Ngồi sau khi chú tâm biết rõ xong rồi, nếu không có động tác nào mới, thì hành giả chú tâm vào hơi thở:

Khi thở vô dài, phải chú tâm biết rõ trạng thái thở vô dài.
Khi thở vô ngắn, phải chú tâm biết rõ trạng thái thở vô ngắn.
Khi thở ra dài, phải chú tâm biết rõ trạng thái thở ra dài.
Khi thở ra ngắn, phải chú tâm biết rõ trạng thái thở ra ngắn.
Khi thở vô thô, phải chú tâm biết rõ trạng thái thở vô thô.
Khi thở vô tế, phải chú tâm biết rõ trạng thái thở vô tế.
Khi thở ra thô, phải chú tâm biết rõ trạng thái thở ra thô.
Khi thở ra tế, phải chú tâm biết rõ trạng thái thở ra tế.

Tóm lại, hơi thở như thế nào, hành giả phải có Chánh Niệm (Sati) biết rõ như thế đó. Ngoài ra, còn các tiểu oai nghi khác như co tay, co chân, duỗi tay, duỗi chân, gật đầu, lắc đầu, nói, cười, thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng … hành giả đều phải tập chú Tâm biết rõ. Nếu Tâm phóng đi thì biết: Tâm phóng đi. Nếu lỡ quên Niệm, khi nào nhớ lại thì bắt đầu Niệm ngay những gì đang có mặt trong khi đó. Nên nhận thức rằng sự biết có 3 loại:

Sự biết của TƯỞNG: Biết cái đã biết.
Sự biết của THỨC: Biết cảnh hiện hữu.
Sự biết của TRÍ: Biết rõ thực trạng của cảnh hiện hữu (Tức là biết cái chưa từng biết).

Trong khi Thiền Chỉ (SAMATHA) cần cái biết của Tưởng bao nhiêu thì trong Thiền Quán (VIPASSANA) lại cấm kỵ cái biết của Tưởng (SANNA) bấy nhiêu. Hành giả nên cần có Niệm (SATI) kềm Tâm trong cái biết của Thức (VINNANA) để chờ đợi cái biết của Trí (NANA). Bởi phương pháp Chiếu Kiến Nghiệp Xứ là phải lột bỏ Chế định (PANNATTI), và cần thấy rõ Pháp Thực Tướng (SABHAVADHANNA), tức là loại bỏ Tục Ðế (SAMMUTISACCA), để thấy rõ Chân Ðế (PARANATTHA-SACCA).

ĐƯỜNG VÀO THỰC TẠI (An Trú Chánh Niệm)1

Trên phương diện Trí Tu (NANABHAVANA), Chế định hay Tục đế như lớp mây thịt, hay hột cườm che án con ngươi trong tròng con mắt. Nếu người nào bị mây hay cườm che bít con ngươi thì mắt người đó không thể trông thấy được vật gì trước mắt. Cũng như thế, khi hành giả chưa lột được lớp mây Chế định, Tuệ nhãn không thể thấy được bản thể của Pháp. Cảnh Chân đế là Sở tri của Niệm theo pháp Vipassana phải là Hiện tại. Nếu không phải là cảnh hiện tại thì không phải là đối tượng tu tập VIPASSANA. Như vậy, đối tượng tu tập Vipassana nhất định bắt buộc hành giả phải biết rõ đó là cảnh có thật (thực tướng) và là cảnh hiện tại, chứ không phải là cảnh chế định, hay cảnh quá khứ, hoặc cảnh vị lai.

ĐƯỜNG VÀO THỰC TẠI (An Trú Chánh Niệm)3

Khi mặc áo, nếu chúng ta lỡ mặc lộn thì có thể mặc lại, nhưng nếu Niệm lộn thì không thể Niệm lại,. Bởi vì cái áo nếu chúng ta lỡ mặc trái thì vẫn còn đó; nhưng tâm thức, nếu quên thì nó đã trở thành quá khứ, nên không thể Niệm bổ túc như chúng ta bổ túc hồ sơ. Nếu hành giả đưa tay ra nhận một vật gì đó mà quên Niệm, khi chợt nhớ ra thì cứ Niệm ngay cái gì đang hiện hữu, chứ không cần phải co tay vào rồi từ từ đưa ra để Niệm, vì hành giả phải Niệm (ghi nhận) cái đang có mặt, chứ không cần phải chuộc lại được cái quên Niệm khi nãy, như người ta chuộc hay xin lại món đồ đã lỡ bỏ quên. Người mới tập chạy xe đạp, nếu lỡ té ngã, thì đứng lên tập chạy lai, chỉ có nghĩa là tập chạy cho được, chứ không phải làm lại để khỏi cái té ngã khi nãy. Nhưng có thể khỏi sợ bị té ngã nữa, vì mỗi lúc tập chạy ấy đã có thêm kinh nghiệm, nên rất chú tâm và hết sức thận trọng.

Chiếu Kiến Nghiệp Xứ – Vipassana Kammatthana.
(Tỳ Kheo Giác Chánh)