phe1baadt gic3a1o nam tc3b4ng bc6b0e1bb9bc vc3a0o mc3b9a an cc6b0 4

Bản sắc văn hóa nhìn từ Phật giáo Nguyên thủy

Bản sắc văn hóa nhìn từ Phật giáo Nguyên thủy

Sau 76 năm (1938 – 2014) du nhập vào Việt Nam, Phật giáo Nguyên thủy đã nhanh chóng hòa nhập vào văn hóa dân tộc. Với tư tưởng từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha, lợi lạc quần sinh, Phật giáo Nguyên thủy đã góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa, tín ngưỡng của người Việt.

images?q=tbn:ANd9GcSrjnRT4cbGgiKZw1ZIH51tMWKZnjhBZczfNZ0V iAvc9smmEDJtw

Phật giáo kể từ khi du nhập vào Việt Nam đã hòa nhập và làm giàu thêm bản sắc văn hóa, tín ngưỡng của người Việt

Đó cũng là nhận định của các chư tôn, thiền đức tăng ni, nhà khoa học, nhà nghiên cứu phật giáo tại một hội thảo chuyên đề vừa được tổ chức tại TP.HCM nhân kỷ niệm 76 năm (1938 – 2014) du nhập Phật giáo Nguyên thủy (PGNT) vào Việt Nam và kỷ niệm 33 năm (1981 – 2014) thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).

Không chấp nhận mê tín, dị đoanBản sắc văn hóa nhìn từ Phật giáo Nguyên thủy

Theo các nhà nghiên cứu Phật giáo, PGNT là một trong số các tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam “nói không” với mê tín, dị đoan trong hơn 76 năm du nhập vào Việt Nam. Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cho biết, với việc có mặt từ rất sớm, mà cụ thể là Tổ đình đầu tiên được xây dựng ở TP.HCM từ những năm 1938. Từ ngôi chùa này, đến nay PGNT đã xây dựng được 85 Tự viện, khoảng 600 chư Tăng và 400 tu nữ trên cả nước. Đặc biệt, PGNT là một trong những thành viên sáng lập của GHPGVN từ năm 1981 cho đến nay. “Theo dòng chảy thời gian, dù danh xưng có khác biệt, thay đổi, nhưng PGNT vẫn y cứ theo Tam tạng Pali, tuân thủ tam y nhất bát, nghi lễ tụng niệm song ngữ Pali – Việt, thờ Thích Ca duy nhất, không chấp nhận mê tín dị đoan,…” Hòa thượng Thích Thiện Tâm nhận định.Bản sắc văn hóa nhìn từ Phật giáo Nguyên thủy

PGS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM đánh giá, PGNT đã có ảnh hưởng tới văn hóa và tín ngưỡng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, Camphuchia, Lào, Thái Lan và Miến Điện. Với tư tưởng từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha, lợi lạc quần sinh, PGNT nói riêng và phật giáo Việt Nam nói chung đã góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa, tín ngưỡng của người Việt.

Hòa chung vào dòng chảy dân tộc

Tiến sĩ Trần Thuận, ĐH KHXH&NV TP.HCM trong một nghiên cứu về PGNT và bản sắc văn hóa của người Khmer Nam bộ Việt Nam đã đưa ra nhận xét, PGNT- Nam tông đã có đóng góp chủ đạo tạo nên bản sắc văn hóa của người Khmer Nam bộ, trong đó phần lớn các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của người Khmer Nam bộ đều chứa đựng và toát lên yếu tố văn hóa Phật giáo nhân văn.

Người Khmer quan niệm về lẽ sống đời là đạo, đạo là đời, do đó có cuộc sống gắn với đạo Phật. Họ mang nặng triết lý sống để làm phước, vì vậy các lễ hội chính là dịp để họ thể hiện tấm lòng của mình: Càng làm phước nhiều thì lòng càng thanh thản và cảm thấy vinh dự với bà con trong phum – sóc. Đối với đời sống sinh hoạt, Tiến sĩ Thuận cũng nhìn nhận, mọi sinh hoạt của người Khmer không hề xa rời giáo lý của nhà Phật. Họ tâm niệm và thể hiện ra trong cuộc sống quan niệm của mình về triết lý từ bi, giải thoát, tính thiện cho đời sau, kiếp sau được phần tốt đẹp.

Trên thực tế có rất nhiều biểu hiện cụ thể của PGNT tác động đến các hình thái sinh hoạt văn hóa ở Việt Nam. Chẳng hạn, lễ Phật đản, diễn ra tại chùa vào ngày rằm tháng Tư (ÂL) là ngày mọi người, đặc biệt là người Khmer tập trung đông đảo và nhộn nhịp như ngày tết. Trong ngày này, mọi gia đình trong phum – sóc tập trung lên chùa dâng cơm sư sãi, tụng kinh mừng đức Phật ra đời. Hay như lệ nhập hạ bắt đầu từ 15/6 đến 15/9, các chùa cử sư sãi tham dự khóa hạ, qua đó là dịp để các cộng đồng dân cư sinh hoạt chung với nhau…

Theo Đại đức Thích Thiện Minh, không riêng gì PGNT mà các tôn giáo khi du nhập vào Việt Nam đều hướng thiện con người, thiết lập an vui, tư tại giữa trần gian. Hơn nữa, dạy con người lòng biết ơn với cha mẹ và nhưng người có ân với mình, biết ơn tổ quốc, dân tộc.

“Về cơ bản, PGNT có vai trò rất lớn, có thể coi là nền tảng cho sự phát triển của Phật giáo từ khi du nhập vào Việt Nam. Hòa chung vào dòng chảy của dân tộc, không chỉ riêng PGNT mà các tôn giáo khi vào Việt Nam đều tự dạy tín đồ mình tu tập tốt, làm phước thiện cũng có nghĩa là đóng góp vào ổn định an ninh, trật tự, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, Đại đức Thích Thiện Minh khẳng định.

Theo: daidoanket.vnBản sắc văn hóa nhìn từ Phật giáo Nguyên thủy