thiền chỉ và thiền quán

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ GIÁN TIẾP (ĐI QUA THIỀN CHỈ SAMATHA) VÀ THIỀN QUÁN VIPASSANA TRỰC TIẾP

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ GIÁN TIẾP (ĐI QUA THIỀN CHỈ SAMATHA) VÀ THIỀN QUÁN VIPASSANA TRỰC TIẾP

1-Hỏi: Có nhất định phải qua định của thiền chỉ samatha rồi mới có thể thực hành thiền Tứ Niệm Xứ satipatthana hay thiền Quán vipassana không ?

Đáp: Có 2 phương pháp thực hành thiền Tứ Niệm Xứ là gián tiếp và trực tiếp. Gián tiếp là đi qua thiền Chỉ samatha rồi xuất ra khỏi thiền Chỉ và đi vào thiền Quán vipassana. Trực tiếp là đi thẳng vào thiền Quán vipassana. Trong Tứ Niệm Xứ có đề mục hơi thở, 32 thể trược, 9 giai đoạn tử thi là đề mục thiền Chỉ. Các đề mục 32 thể trược, 9 giai đoạn tử thi này là những đề mục thiền Chỉ đặc biệt chỉ được dạy bởi 1 vị Phật, vì đề mục này giúp hành giả xả lỵ rốt ráo với đề mục chứ không bị dính mắc vào đề mục như các đề mục ánh sáng, màu sắc, các kasina, nimita hơi thở…của thiền Chỉ.

Các đề mục còn lại trong Tứ Niệm Xứ là niệm thân, thọ, tâm, pháp là đề mục thiền Quán. Hơi thở là đề mục chung cho cả Chỉ và Quán. Cho nên thực hành Tứ Niệm Xứ có 2 cách là Chỉ Quán song tu là cách gián tiếp và trực tiếp là thiền Quán.

2-Hỏi: Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp gián tiếp (đi qua thiền Chỉ) và phương pháp thiền Quán trực tiếp ?

Đáp: Ưu điểm của cách gián tiếp đi qua thiền Chỉ là hành giả tâm được thoải mái và hỷ lạc khi bước sang quan sát đề mục sinh diệt của thiền Quán. Nhưng nhược điểm là khi thọ khổ nơi thân sinh lên do trạng thái hỷ lạc trong Định mất đi thì khó kham nhẫn, dễ bị sân để có thể tiếp tục quan sát thọ khổ như nó đang là. Một số quan niệm rằng hành giả nhập định trong thiền Chỉ và quan sát sự tan rã của 28 sắc pháp để bước sang thiền Quán có nhiều điểm rất không ổn như sau:

a-Thứ nhất: 28 sắc pháp là pháp học Vi Diệu Pháp, không phải là pháp hành thiền và không được dạy trong Tứ Niệm Xứ. Chỉ có 4 sắc hiện rõ là đất, nước, gió, lửa được dạy trong quán Tứ đại của Tứ Niệm Xứ. Hoặc là quán sắc uẩn và sáu nội ngoại xứ sinh khởi ở 6 cửa giác quan của quán Pháp trong Tứ Niệm Xứ.

b-Thứ hai: Trong thiền Chỉ thì tâm định (Nhất hành) dẫn đầu. Trong thiền Quán thì tâm sở Niệm dẫn đầu. Cho nên khi nào tâm chưa rời khỏi định thì tâm sở Nhất hành dẫn đầu sẽ che khuất tâm sở Niệm không thể thấy pháp sinh diệt. Tâm sở Nhất hành phât triển trong định được mô tả là một tâm cứng ngắc, đóng băng ngũ căn của hành giả.

c-Thứ ba: Nếu xuất ra khỏi định để vào trạng thái cận định, để quan sát sự tan rã 28 sắc pháp trong tợ tướng nimita của đề mục thì sẽ bị mâu thuẫn vì nimita của đề mục thiền Chỉ là chế định, tục đế nên không phải là 28 sắc pháp chân đế. Nếu lấy đề mục này mà quan sát 28 sắc pháp tan rã ở trong nimita đề mục này là nhầm chỗ và cũng là do tưởng sinh lên nơi ý môn chứ không phải thấy biết sự thật của tan ra của đề mục thiền Quán.

d-Thứ tư: Nếu ở cận định của thiền Chỉ, khi hành giả chọn đề mục hơi thở để quan sát sự tan rã 28 sắc pháp để vào thiền Quán của hơi thở là sai pháp hành của Tứ Niệm Xứ. Vì 24 săc pháp còn lại không hiện rõ trong hơi thở ví dụ như sắc nam tính, sắc nữ tính, sắc vật thực, sắc biểu tri,…Đó là lý do Đức Phật chỉ dạy quán bốn tứ đại trong Tứ Niệm Xứ bằng cái biết của thân thức (thức tri) và tuệ tri khi thấy biết sự thay đổi của chúng qua xúc chạm nơi thân.

*Nhược điểm cần nói đến của phương pháp gián tiếp qua thiền Chỉ là hành giả không thể cứ nhập định rồi mới Quán niệm khi ăn, uống, đi lại, sinh hoạt hàng ngày…Nên phương pháp gián tiếp sẽ cứng nhắc và thiếu thực tế.

Trong khi thiền Quán luôn là thực tại, là giây phút đang là luôn xuất hiện ở sáu cửa giác quan để hành giả tuỳ Quán. Nhờ đó sự chế ngự tham ưu mới xảy ra nơi tâm của hành giả. Chúng ta thường quên mất mục đích tối hậu của đạo Phật cũng như thiền Tứ Niệm Xứ là chế ngự và diệt tham ưu tức là diệt Tập Đế trong Tứ Diệu Đế. Không một phương pháp trung gian nào có thể giúp hành giả sống chánh niệm ỏ đời ngoài Tứ Niệm Xứ trực tiếp tức là Quán trực tiếp. Ngay cả khi chúng ta biết cơn sân của mình khi nó vừa khởi lên thì đã là Chánh niệm rồi. Tuy nhiên hành giả cần tu tập Quán niệm theo thứ lớp thân, thọ, tâm, pháp trong Tứ Niệm Xứ thì mới bước sang tuỳ quán.

thiền chỉ và thiền quán

*Điểm nữa chúng ta cần lưu ý Chú Giải Thanh Tịnh Đạo chia làm 3 phần Giới (sila), Định (samatha) và Tuệ (pana). Trong phần Định không nhắc đến loại định thứ (3) và (4), trong khi trình bày loại định (1) và (2) trong 4 loại Định của Kinh Bốn Định. https://suttacentral.net/an4.41/vi/minh_chau

Cho nên, một số phương pháp ngộ nhận các loại định (1) và (2) là nền tảng tâm định samatha không thể thiếu khi tu tập Giới, Định, Tuệ. Trong khi Định trong Giới, Định, Tuệ gồm 3 chi phần trong Bát Chánh Đạo là chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Định (3) và (4) được trình bày trong kinh Bốn Loại Định chính là tâm Định này. Loại định (3) và (4) gần như bị che khuất và không được nhắc đến để giảng giải về pháp hành Tứ Niệm Xứ. Đây chính là Định đưa đến giải thoát trong thiền Quán hay Tứ Niệm Xứ trực tiếp mà không cần phải đi qua loại định (1) và (2) trong thiền Chỉ samatha như một số ý kiến đang hiểu lầm.

Thiền Chỉ và thiền Quán

3-Hỏi: Cách thức của tâm sở Nhất hành (định) hoạt động trong thiền Chỉ và thiền Quán như thế nào?

Đáp: Chú tâm là chức năng của tâm sở Nhất hành (định) là 1 trong 7 tâm sở biến hành tức là loại tâm có trong tất cả các loại tâm dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế. Chú tâm vào đề mục cố định (khái niệm tục đế) thì ra thiền Chỉ samatha. Chú tâm vào đề mục sinh diệt liên tục trong Tứ Niệm Xứ thì ra thiền Quán vípassana.

Ở tâm dục giới khi thoả mãn ngũ dục cũng cần sự chú tâm nhưng tâm sở Nhất hành rất yếu do bị các tâm tham dục giới chi phối

Chỉ khi ở tâm sắc giới thì tâm sở Nhất hành mới nổi trội và dẫn đầu khi ngũ dục (tâm dục giới) đóng lại. Các đề mục cố định của thiền Chỉ samatha đảm bảo làm duyên vững chắc cho tâm sở Nhất hành dẫn đầu. Đây chính là loại định (1) và (2) trong kinh Bốn Loại Định.

Khi ở tâm Dục Giới, nếu hành giả chú tâm vào các đề mục cố định sẽ làm duyên cho tâm sở Nhất hành dần đầu để đi vào thiền Chỉ samatha. Khi chú tâm vào đề mục thay đổi thì làm duyên cho tâm sở Chánh Niệm dẫn đầu trong thiền Quán vipassana. Ví dụ như người ngắm bắn vào mục cố định ví như thiền Định. Còn người ngắm bắn vào mục tiêu di động ví như thiền Tuệ. Cả hai đều cần sự chú tâm. Nhưng chú tâm của người ngắm bắn mục tiêu cố định thì nhàn hơn vì các duyên làm tâm sở Nhất hành (chú tâm) hoàn hảo. Còn người ngắm bắn vào mục tiêu thay đổi sẽ cần một tâm sở mới nổi trội theo duyên sinh của nó là tâm sở Niệm để quan sát ghi nhận sự thay đổi này. Cho nên chỉ có đề mục thay đổi “liên tục” trong Tứ Niệm Xứ mới là đề mục thiền Quán để tâm sở Niệm dẫn đầu quan sát và ghi nhận vững chắc trong thiền Quán, và trở thành Chánh niệm khi thấy rõ tam tướng của đề mục. Sự chú tâm trong thiền Quán chính là loại Định (3) và (4) để hỗ trợ tâm sở Niệm dẫn đầu. Còn sự nỗ lực duy tri sự chú tâm hay niệm liên tục là chức năng của tâm sở Tinh Tấn.

Kinh Đại Bát Niết bàn

(Thấy Biết)
————–

Kinh Bốn Loại Định
https://www.facebook.com/100009323079889/posts/2368827853437961/

Visits: 8373