Xa loi ngai Acharn Mun

Trị Bệnh Bằng Ảnh Hưởng Của Giáo Pháp

Trị Bệnh Bằng Ảnh Hưởng Của Giáo Pháp

Trị Bệnh Bằng Ảnh Hưởng Của Giáo Pháp a

Ngài Acharn Mun đầu tiên bên trái và các đệ tử

Trong khi lưu ngụ trong những vùng rừng sâu của tỉnh Chiengmai, Ngài Acharn Mun lâm bệnh nhiều lần. Nếu chỉ nương tựa vào ngành y học chế định và các y sĩ ắt Ngài đã viên tịch từ lâu. Và trong mọi trường hợp Ngài thường gọi là ”thở bằng cái lỗ mũi của người khác”. Ngài tự chữa lấy bằng cách áp dụng giáo pháp cho mình mỗi khi lâm bệnh. Đó là lối thực hành của Ngài Acharn Mun, không thích phải hoàn toàn tùy thuộc nơi lối chữa trị của y khoa và các vị y sĩ thông thường, chí đến lúc về sau khi tuổi già sức yếu. Một lần nọ, Ngài ở cùng với ba vị tỳ khưu trong một vùng rừng có nhiều bệnh rét rừng, và một trong các vị ấy lâm bệnh. Vào lúc bấy giờ ở giữa rừng, tuyệt đối không có thuốc, và như vậy không có gì có thể giảm suy chứng bệnh. Vị tỳ khưu ấy bị bệnh hành dữ tợn. Vào buổi sáng và buổi chiều Ngài Acharn Mun đến thăm và dạy vị sư này phương cách áp dựng giáo pháp. Phương pháp này đã chứng tỏ hữu hiệu nhưng đối với vị sư thì vô hiệu quả. Ý chí của sư không đủ dũng mãnh. Sự chịu đầu hàng nhưng cơn sốt rét cho đến khi cơ sốt tự chấm dứt. Có thể Ngài Acharn Mun khó chịu vì bẩm tánh yếu ớt ấy nên làm ra vẻ nghiêm khắc quở rấy nhà sư:

”Sư được gọi là maha, (một bằng cấp khá cao về môn học tiếng Pali), vậy kiến thức về kinh điển Pali Sư để ở đâu? Tại sao không gọi nó về cứu giúp Sư? Quả thật Sư đã hoang phí thi giờ vào bao nhiêu công trình tu học để thành đạt chức vị maha! Mục tiêu của công trình học hành là để sử dụng vào những lúc khẩn thiết, nhưng kiến thức của Sư là loại kiến thức nào? Quả thật là vô ích khi cần phải thực hành mà không làm được. Sư sắp chết đến nơi và tất cả những kiến thức mà Sư đã mất bao nhiêu thì giờ và công trình để thu thập Sư không thể gọi về để cứu giúp Sư. Vậy Sư học để làm gì? Tôi không phải là vị maha, cũng không phải ở cấp bậc thấp nhất (có tất cả chín cấp bậc). Tất cả nhưng gì tôi có, chỉ là *năm đề mục hành thiền mà vị Giáo Thọ đã dạy tôi trong ngày xuất gia. Xem hình như Sư càng học nhiều càng trở thành suy yếu, càng ít can đảm hơn một thiếu phụ vô học. Sư là đàn ông và Sư cũng là maha. Tại sao Sư lại ươn hèn như thế. Trong lúc đau ốm Sư không làm gì để tỏ rằng mình là đàn ông và là một nhà sư. Hay tốt hơn Sư nên thay bộ y này ra và mặc vào y phục đàn bà. Chừng đó chứng bênh này thấy Sư là một người phụ nữ có thể thương hại mà nới tay trong khi tấn công. ” Mỗi lần đến đây tôi đều thấy Sư không bao giờ hành động như một người đàn ông mà lúc nào cũng âu sầu phiền muộn. Vậy thì tu học trau giồi tâm và bậc maha để làm gì? Ý nghĩa của vô thường là gì? Có phải để rên la than khóc kêu mẹ trong lúc đau ốm không? Nếu bây giờ Sư không thể chịu đựng cơ đau khổ ở múc độ này, chắc chắn đến lúc nguy kịch Sư sẽ bó tay quy hàng, chịu thua một cách tuyệt vọng, khi thân này sắp tan rã! Sư đã chịu thua từ đầu. Giờ đây còn hy vọng nào chứng ngộ Khổ Thánh Đế (chân lý thâm diệu về sự khổ)? Người đã thoát khỏi đau khổ phải mạnh dạn đương đầu với bất luận mức độ nào của Chân Lý Thâm Diệu đến với mình. Sư đã rơi đài từ hiệp đầu! Còn hy vọng nào nữa bây giờ?”

Nói tời đây Ngài Acharn Mun dừng một lúc và nhìn người bệnh, lúc bấy giờ phản ứng với liều thuốc bằng những giọt lệ tuôn rơi đầy mặt. Nhận ra lời nói của mình có thể quá mạnh, Ngài dịu giọng nói:”Nhưng tôi chắc rằng Sư sẽ sớm bình phục”. Đêm hôm ấy Ngài ban dạy một toa thuốc mới, một loại thuốc êm dịu hơn cho bệnh nhân, lúc bấy giờ tâm thần còn yếu. Rồi sáng hôm sau, và những ngày kế tiếp Ngài đổi thuốc, dịu giọng, nói nhưng lời an ủi giống như đã là ông thầy thuốc khác. Lời nói trở nên dịu dàng, vui vẻ và hiền hòa như một bà từ mẫu tạo nên nhưng ảnh hưởng mát mẻ cho vị tỳ khưu, lúc bấy giờ bệnh tình suy giảm mặc dầu từ từ nhưng vững chắc. Phải nhiều tháng sau vị tỳ khưu bệnh nhân mới hoàn toàn bình phục. Ngài Acharn Mun lúc nào cũng có nhiều phương cách để trị bệnh bao gồm cả tinh thần và vật chất cho các đệ tử. Ngài có khả năng áp dụng đúng phương cách vào đúng trường hợp nhằm dẫn đến lợi ích cần thiết.


*Năm đề mục hành thiền: Đó là quán niệm về bản chất uế trược đáng gờm của thân, khởi đầu vớ tóc, lông, móng, răng, da. Có tất cả 32 đề mục quán niệm về bản chất uế trược của thân. Năm thành phần kể trên là hình thức tóm tắt, bao gồm những phần nằm trên thân và 27 phần còn lại nằm trong thân.


Ngài thiền sư Acharn Mun
Sumana Lê Thị Sương và Sunanda Phạm Kim Khánh dịch Việt


Xa loi ngai Acharn Mun

Ảnh Ngài Acharn Mun và xá lợi của Ngài thờ tại chủa Wat Pa Suthawat, Sakhon Nakhon, Thái Lan

Ngài Phra Ajaan Mun Bhùridatto Mahàthera (1870-1949) chắc chắn là nhà sư Phật Giáo được kỉnh mộ nhiều nhất trong lịch sử Thái Lan, thời hiện đại. Ngài xuất gia vào năm 1893 và phần lớn sống du phương trong rừng tại Thái Lan, Miến Ðiện và Lào để hành thiền. Ngài có một số lớn đệ tử trong đó có Ngài thiền sư Ajahn Chahn, và cùng với sư thầy — Ngài Phra Ajaan Sao Kantasìla Mahàthera — thiết lập truyền thống tu sĩ ẩn dật trong rừng, ngày nay lan rộng tại Thái Lan và nhiều quốc gia khác.

Visits: 1585