moonlight by gunoldbil d4t74dt

Tìm kiếm vị thầy của bạn

 

moonlight_by_gunoldbil-d4t74dt

Bước đầu tiên trong việc tìm kiếm một vị thầy trong đạo Phật chính là việc cần làm rõ tại sao bạn lại cần một vị thầy. Một vị thầy không thể cho bạn một cuộc đời như ý muốn hay làm cho bạn trở thành một nhân vật mà bạn ước mơ. Một đạo sư không thể xóa đi nỗi đau của bạn cũng như cho bạn sự giác ngộ. Sẽ là sai lầm nếu bạn tìm kiếm một vị thầy như là người sẽ sửa chữa những lỗi lầm của bạn và làm bạn hạnh phúc hơn

Nếu như vậy thì tại sao bạn cần một vị thầy ? Tôi đã gặp rất nhiều người khẳng định họ không cần, không bao giờ cần một vị đạo sư, và không có ý định tìm kiếm một vị đạo sư nào cả. Trên tất cả điều này, Đức Phật đã dạy

Tự mình, điều ác làm
Tự mình làm nhiễm ô,
Tự mình, ác không làm,
Tự mình làm thanh tịnh.
Tịnh, không tịnh tự mình,
Không ai thanh tịnh ai 

Nhưng khi Ken McLeod viết trong cuốn: Đánh Thức Cuộc Sống Của Bạn: Khám phá con đường Chánh Niệm của Phật giáo (Harper SanFrancisco, 2001), ông viết: “Khi chúng ta bắt đầu khám phá những bí ẩn của sự hiện hữu, chúng ta vẫn đang sa lầy trong các quy ước, khái niệm của thói quen cố hữu. Bị giới hạn trong nhận thức một thế giới với các quy ước, chúng ta không nhận thấy và không thể nhìn thấy mọi vật như chúng đang là. Chúng ta cần một người, một vị thầy, người đứng thế giới bên ngoài thế giới khái niệm và quy ước này của chúng ta, để chỉ cho chúng ta cách làm thế nào để thấy được sự thật này. “

Bản ngã không phải là một vị thầy tốt

Nếu sự hiểu biết của bạn không bao giờ được thử thách, bạn có thể phải mất nhiều năm tự lừa dối mình. Tôi không thể nói cho bạn biết bao nhiêu lần tôi đã sẵn sàng với những điều mình biết khi đi vào trình pháp với vị thầy của mình. Nhưng khi thử thách đến, những gì bản ngã của tôi được đánh bóng bên trong lòng như sơn vec ni liền bị biến mất như khói trong gió. Mặt khác, khi nhận ra hiện tượng này, vị thầy có thể hướng dẫn bạn đi sâu hơn vào sự thực hành.

Luôn nhớ rằng, bạn không phải là những gì bạn thấy qua lăng kính bản ngã hay cái tôi của bạn. Vì thế việc tìm kiếm vị thầy nhằm thỏa mãn bản ngã của bạn sẽ là một sai lầm.

Vị thầy chính thống và vị thầy giả mạo

Làm thế nào để bạn biết rằng những vị thầy là chính thống hay giả mạo ? Nhiều chùa chiền, thiền viện, trường học của Phật giáo là nhưng nơi tuyệt vời cho các dòng truyền thừa của các vị thầy: thầy của thầy, đạo sư của các đạo sư, nhiều thế hệ đạo sư được kế tiếp, truyền thừa ở các nơi chính thống quan trong này. Phần lớn các viện Phật giáo chỉ công nhận vị thầy đã được ủy quyền hay xác chứng để dạy hoặc được bậc đạo sư uy tín có thẩm quyền ủy quyền hay xác chứng.

Một sự thật là việc ủy quyền hay xác chứng cũng không có gì đảm bảo việc dạy dỗ hay thực hành sẽ là chất lượng cho học viên hay học trò theo học. Và cũng không phải tất cả các vị thầy không có sự ủy quyền, xác chứng đều là loại thầy lang băm. Nhưng tôi sẽ rất thận trọng khi làm việc với bất cứ ai tự xưng là đạo sư hay vị thầy trong Phật giáo nhưng không được hiệp hội nào với một dòng truyền thừa Phật giáo nào công nhận. Một vị thầy như vậy gần như chắc chắn là sự gian lận.

*Một vài lời khuyên: Với sự giả mạo bằng ngôn từ “hoàn toàn giác ngộ”. đã là một sự giả mạo thô thiển. Các vị thầy uy tín thường nói rằng họ không có gì để cho bạn cả. Họ là những người bình thường nhất và thường được kính trọng bởi số đông học trò của họ.

Không có trò thì cũng không có thầy

Một thái độ rất phổ biến đó là thái độ đối với quyền lực của một vị thầy. Thái độ này là một kinh nghiệm xấu trong việc học đạo cũng như học bất cứ điều gì. Trong Duyên Khởi Luận đã giảng dạy sự có mặt cái này là bởi cái kia có mặt và ngược lại. Học trò tạo ra thầy giáo, con cái tạo ra cha mẹ, nhân viên tạo ra lãnh đạo. Tất nhiên điều ngược lại cũng như vậy. Trên thực tế, không có người nào là một nhân vật có thẩm quyền tuyệt đối trong duyên khởi này. Bức tranh thẩm quyền là mối quan hệ được xây dựng từ hai phía chứ không thật sự có thẩm quyền từ một phía nào cả.

Ngoài ra, trong trường hợp làm việc với một vị thầy trong Phật giáo, nếu bạn cảm thấy một cái gì đó không ổn, bạn luôn có thể đi rời bỏ vị thầy . Tôi chưa từng nghe nói đến một vị thấy chân chính nào lại cố gắng để treo lên hoặc kiểm soát một học trò muốn ra đi. Và cũng luôn nhớ rằng con đường tâm linh là con đường chông gai đi qua các vết thương và nỗi đau của chính chúng ta, chứ không phải đến từ bên ngoài. Đừng để sự khó chịu giữ lại trong bạn khi đã ra đi.

Tìm vị thầy của bạn

Một khi bạn quyết định tìm một vị thầy, vậy làm thế nào để giúp bạn tìm thấy một vị thầy? Nếu có bất kỳ trung tâm Phật Giáo, chùa chiền, thiền viện, gần nơi bạn sinh sống, hãy bắt đầu ở đó. Nghiên cứu quanh năm với một vị thầy trong một cộng đồng Phật tử gần nơi mình sinh sống hay làm việc là rất lý tưởng. Cho dù vị thầy nổi tiếng có cuốn sách mà bạn ngưỡng mộ cũng có thể không là vị thấy tốt nhất cho bạn nếu bạn chỉ có thể thỉnh thoảng đến thăm vị thầy đó trong năm. Hãy xem xét rằng nghiệp của bạn sẽ đặt bạn sinh sống và làm việc ở đâu. Bắt đầu bằng cách làm việc với điều đó, bạn không cần phải tìm đường để đi, sự thật con đường nằm ngay dưới bàn chân bạn. Hãy bước đi.

Nếu bạn tìm kiếm vị thấy, bạn cần phải mở rộng sự tìm kiếm của bạn, tôi đề nghị bắt đầu với thư mục trực tuyến http://www.buddhanet.info/wbd/. Đây là trong một định dạng cơ sở dữ liệu tìm kiếm. Cơ sở dữ liệu liệt kê các trung tâm Phật giáo và các tổ chức ở châu Phi, châu Á, Trung Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương và Nam Mỹ.

 

————————————————————

POND BY MOONLIGHT

 

Hỏi: Vị thầy vĩ đại nhất mà tôi muốn tôn sùng chính là “Đạo Đức” ?
Trả lời: Bạn nói rất đúng. Mọi đạo giáo, tôn giáo hay giải thoát mà không có điều này thì không trở thành cao thượng và tốt đẹp.

Tiện đây xin chia sẻ với bạn có 2 loại đạo đức: đạo đức có điều kiện và đạo đức vô điều kiện.

Đạo đức có điều kiện tức là còn bị quy ước của truyền thống, tập quán, phong tục, lễ nghi…tức là bị pháp Tục Đế chi phối tức là còn lệ thuộc vào không gian và thời gian. Có thể anh đạo đức ở nơi này nhưng sang nơi khác sẽ thành vô đạo đức. Ở nơi này anh được coi là người anh hùng nhưng sang nơi khác anh bị coi là kẻ thù hay kẻ giết người.

Đạo đức vô điều kiện là đạo đức cao thượng nhất đó là không bao giờ làm tổn thương bất cứ ai cho dù bất cứ điều gì xảy ra.Điều này chỉ xảy ra với bậc Thánh nhân trong giáo pháp của Đức Phật. Bất luận cho dù điều gì xảy ra, kể cả xả bỏ thân mạng thì không bao giờ làm tổn thương hay làm hại bất kỳ một chúng sinh nào. Việc này đạt được một cách tự nhiên nhờ việc hành thiền Minh Sát Tuệ viên mãn chứ không phải là tư tưởng hay là nơi ý chí của con người.

Chúng ta vẫn trong tư tưởng và lý trí, chúng ta được gọi là”đạo đức” hay tôn sùng ”đạo đức” trong những điều kiện nào đó mà thôi. Chúng ta không thể có đạo đức vô điều kiện như một bậc Thánh Phật giáo được. Có một vị thiền sư đã nói: ” Trong một kẻ ăn cướp cũng có hình ảnh ta trong đó. Nếu như ta rơi vào hoàn cảnh của tên cướp có khi ta còn tệ hại hơn thế.”. Trong nhân gian có câu:” Đói ăn vụng, túng làm càn” để nói rõ cái điều kiện anh sẽ trở thành kẻ ăn vụng hay làm càn. Chúng ta hay nhìn trong cuộc sống của chính chúng ta và xung quanh chúng ta thì thấy rõ điều này.. Đức Phật cũng đã lấy ví dụ hai vợ chồng cùng đứa con đi qua sa mạc. Đức con chết trước. Không chịu nổi sự khốc liệt của đói khát mà hai vợ chồng phải ăn xác đứa con để đi qua sa mạc. Điều này không thể xảy ra nếu điều kiện đi qua sa mạc không xảy ra.

Trước khi chúng ta chưa đạt đến đạo đức cao thượng vô điều kiện thì chúng ta cần thực hành những khái niệm đạo đức theo quy ước và có điều kiện. Trong giáo pháp Đức Phật việc này gọi là Giới Luật. Giới Luật chính là những bước đi đầu tiên trên con đường đạo. Sẽ có 3 bước khi thực hành Giới Luật:

1. Đoạn đầu: bị động (phải ghi nhớ, học thuộc, lắng nghe từ các bậc thiện trị thức) —> PHÁP HỌC

2. Đoạn giữa: chủ động (thực hành trong các điều kiện thuận lợi, né tránh các nơi chướng duyên bằng né tránh, phòng hộ… —> PHÁP HÀNH

3. Đoạn cuối: Tự động (thõng tay vào chợ, giai đoạn này tất cả các pháp thuận hay nghịch không còn là chướng ngại với chính bạn. Lúc này đoạn trừ giới cấm thủ mới được nói tới, tức là không chấp thủ vào bất cứ nghi lễ hay quy ước nào cần có để đạt tới sự trong sạch cao thượng) —> PHÁP THÀNH

Tương tự bạn có thể áp dụng 3 giai đoạn như vậy cho cả phần ĐỊNH và phần TUỆ để làm viên mãn Giới – Định – Tuệ

Sưu tầm bởi thayvabiet.com