
Thực hành Thọ quán niệm xứ để thấy thọ lạc cũng là Khổ
Pháp hành Thọ quán niệm xứ cho thấy cảm thọ ba thọ là thọ khổ, thọ lạc và thọ trung tính (không khổ không lạc) trên cả hai loại đối tượng là vật chất (cảnh) và tinh thần (tâm). Thọ thọ khổ thấy khổ là đương nhiên. Nhưng thọ lạc để thấy khổ thì chỉ có những hành giả có pháp học và pháp hành đúng về Thọ Niệm Xứ mới có thể thực hành đúng để thọ lạc mà thấy khỏ được. Ba đặc tính hay thực tại của các pháp hữu vi là vô thường, khổ và vô ngã. Vì thế thọ lạc là pháp hữu vi và cũng khổ. Nếu nói có cảm thọ là khổ, ai cũng dễ chấp nhận. Như nói có cảm thọ lạc, sung sướng mà thấy khố thì không ai chấp nhận. Chính vì điều này mà Đức Phật đã phải thuyết bài kinh Vô Ngã Tướng (bài pháp thứ 2 trong lịch sử Phật giáo) để độ cho 5 anh em ông Kiều Trần Như chứng từ quả Tu Đà Hoàn lên A La Hán.
Khi Đức Phật phật thuyết pháp bài kinh Chuyển Pháp Luân nói về Khổ Đế hay còn gọi là Ngũ Uẩn Khổ. thì rất dễ dàng lần lượt cả 5 anh em ông Kiều Trần Như đều chứng quả Thánh đầu tiên trong Phật giáo là quả Thánh Dự Lưu (Tu Đà Hoàn).
”Hỡi này các Tỳ Khưu, bây giờ, đây là Chơn Lý Cao Thượng về Sự Khổ : Sanh là khổ, già là khổ, bịnh là khổ, tử là khổ, sống chung với người mình không ưa thích là khổ, xa lìa người thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ, tóm lại chính thân ngủ uẩn là khổ ”
Nhưng đã qua 5 ngày mà cả năm ông không ông nào chứng A La Hán. Đó là duyên khởi để Đức Phật thuyết bài kinh Vô Ngã Tướng, bài này còn gọi là thuyết về Tập Đế hay bài thuyết về Ngũ Uẩn Thủ là chân lý nguyên nhân gây Khổ.
Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc, thọ, tưởng, hành, thức (ngũ uẩn) là thường hay vô thường?
– Là vô thường, bạch Thế Tôn!
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Là khổ, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
Tất cả các sắc, thọ, tưởng, hành, thức (ngũ uẩn) , dầu ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, ở bên trong hay ở ngoại cảnh, thô kịch hay vi tế, thấp hèn hay cao thượng, xa hay gần, phải được nhận thức theo thực tướng của nó —- Cái này không phải của tôi, đây không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi.”
Bây giờ ta chỉ tập trung trên Uẩn khó nhất và dễ gây nhầm lẫn nhất trong pháp hành là Thọ Uẩn. Tức là các cảm thọ trên thân và tâm. Thọ là trạng thái của tâm nên nó luôn hướng đến đối tượng. Nếu đối tượng là cảnh thì tâm trú nới cảnh (ví dụ như tiếng còi xe), ngày khi tiếng còi xe đập vào màng nhĩ thì sự khó chịu (cảm thọ khổ) sinh lên, gọi là tâm trú nơi cảnh hay vật. Nhưng có các tâm sinh diệt rất nhanh qua 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) nên nó liền trở về bắt lấy cảnh nào nổi bật lúc đó để bắt lấy tiếp. Nếu đối tượng là tâm, thì tâm trú nơi tâm tức là trú nơi 4 uẩn còn lại là thọ, tưởng, hành, thức. Ở ví dụ tiếng còi xe làm cảm thọ khó chịu (thọ khổ) sinh lên, ngay luc đó tâm nhận thấy có thọ khổ và nó ghi nhận (niệm-sati) là ”khó chịu” ”khó chịu”, khi cảm thọ khó chịu bởi tiếng còi xe được tâm ghi nhận thì cảm thọ ”khó chịu’ này trở thành đối tượng thay thế tiếng còi xe gọi là thấy thọ trên thọ. Do niệm ”khó chịu”, ”khó chịu” nên từ cảm thọ khó chịu về tiếng còi xe mà hành giả không còn bị khó chịu chi phối nữa vì đối tượng của tâm lúc này không phải tiếng còi xe mà cảm thọ ”khó chịu” . Lúc này thọ khó chịu chuyển sang thọ xả (không khổ không lạc). Như vậy nhờ pháp Thọ quán niệm xứ mà hành giả diệt trừ khổ ưu đời. Đây gọi là quán thọ trên các thọ (tâm trú nơi tâm). Đây điều cực kỳ quan trọng trong pháp hành Tứ Niệm Xứ. Có 4 xứ để cho Tâm (thấy và biết) trú vào là Thân Niệm Xứ (thuộc về sắc pháp hay cảnh vật), Thọ Niệm Xứ và Tâm Niệm Xứ (thuộc về danh pháp hay tâm), và Pháp Niệm Xứ (bao gồm cả danh pháp và sắc pháp). Như vậy khi hành Thân quán niệm xứ còn gọi là pháp hành Tâm trú nơi Cảnh (nội thân và ngoại thân), hành giả phải thấy được tâm trú nơi nội thân là hơi thở, nơi bốn oai nghi chính (đi đứng nằm ngồi), các oại nghi phụ (co tay , duỗi tay, quay đầu, ăn uống, đại tiện, tiểu tiện….), 32 thể trược, 4 tứ đại…Ngoại thân là nơi cảnh sinh lên bên ngoài thân nơi 6 căn tiếp xúc với 6 trần. Thọ quán niệm xứ chính là thấy và biết được thọ trong các thọ (tâm trú tâm), Tâm quán niêm xứ là để thấy và biết được (tâm trú tâm) , Pháp quán niệm xứ là thấy được cả (tâm trú trên cả thân và tâm).
Vậy làm sao thực hành để thấy thọ Lạc là khổ trong pháp hành Thọ Niệm Xứ. Chúng ta đã biết bản chất của tâm tìm cầu hỷ lạc nơi này nơi kia hết đời này đời khác trong vòng luân hồi. Mỗi khi có hỷ lạc sinh lên là ta sẽ có tâm tham (tham thì thọ hỷ lạc) sinh lên đeo bám lấy, vơ vào đốii tượng hay cảnh mà ta thọ hỷ. Vì thế theo lý 12 Nhân Duyên khi có duyên Xúc sẽ có Thọ, có Thọ thì có Ái, đó là nguyên nhân dẫn tới Thủ, Hữu, Sinh Già, Bệnh, Chết tức là sinh ra Khổ đế. Vậy khi thực hành Thọ Niệm Xứ, chúng ta tập trung lên sự dao động hay rung động của tâm. Điều này không khó khi khi tâm ta vui mừng bao giờ cũng kèm theo thân dao động như tim đập nhanh, hơi thở gấp gáp, các cử chỉ nói cười nhanh hơn, mất chánh niệm hơn. Thêm nữa, khi thọ Hỷ, Lạc bao giờ cũng tạo ra cho ta một năng lượng hay một động năng bơm vào, kích thích sự vận hành của tâm rồi ra nơi thân. Nếu hành giả thực hành quán thọ Lạc như vậy thì sẽ thấy Khổ đế trong thọ lạc. Ngoài ra nếu hành giả niệm Thọ là ”thích, thích , thích” hay ”dễ chịu, dễ chịu dễ chịu” thì đây là pháp quán thọ trêm thọ để thay thế đối tượng ưa thích bằng pháp niệm thọ trên thọ (như ví dụ tiếng còi xe ở trên) thì đi đến thọ xả (từ thọ lạc đi đến thọ xả). Cách hành này không sai vì diệt trừ được tâm tham ái sinh kèm thọ lạc nhưng không thấy được Khổ đế trong thọ Lạc.
“Ai còn tham luyến, thời có dao động. Ai không tham luyến, thời không dao động. Ai không dao động, thời được khinh an. Ai được khinh an thời không thiên chấp (nati). Ai không thiên chấp, thời không có đến và đi. Ai không có đến và đi, thời không có diệt và sanh. Ai không có diệt và sanh, thời không có đời này đời sau, không có giữa hai đời. Đây là sự đoạn tận khổ đau”.
(Niết bàn – Tương Ưng Bộ Kinh 4/65, 1982)
* Đoạn này dưới đây (kinh Vô Ngã Tướng) Đức Phật nói về KHỔ ĐẾ tức bị sinh diệt (vô thường) là Khổ. Đây là khái niệm Khổ đế mở rộng bao quát trùm khắp các pháp hữu vi từ cây cỏ, sông núi, trăng sao, người và vật, các cảnh giới trong luân hồi… Đọc thêm bài Hòn đá có khổ không ? Về Thọ uẩn bao gồm thọ khổ, thọ lạc, thọ không khổ không lạc cũng đều là vô thường, vì vô thường nên đều là khổ cả. Nếu chỉ căn cứ vào cảm thọ để quyết định là có khổ hay không có khổ là sự nhầm lẫn giữ khổ của cảm thọ và khổ do vô thường gây ra. Khổ của cảm thọ gọi là pháp Tục Đế (hữu vi sinh diệt). Khổ do vô thường gây ra gọi là pháp Chân đế. Đối tượng hay đề mục của thiền Tuệ Minh Sát chính pháp Chân Đế bởi 3 đặc tính Vô Thường, Khổ, Vô Ngã với 7 chi thiền (Thất Giác Chi) . Nếu hành thiền Tuệ Minh Sát hay thiền Tứ Niệm Xứ mà nhận lầm đối tượng là Tục Đế (pháp sinh diệt) thì không thế thấy pháp Chân Đế hay thấy Niết Bàn vì Nhân nào Quả nấy . Gieo Nhân là đối tượng Tục đế thì Quả Tục đế. Gieo nhân đối tướng là Chân đế thì Quả là Chân đế (Niết Bàn).
”Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Thọ là thường hay vô thường?
– Là vô thường, bạch Thế Tôn!
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Là khổ, bạch Thế Tôn.
* Đoạn dưới đây (kinh Vô Ngã Tướng) Đức Phật nói về TẬP ĐẾ, tức là sự chấp thủ, bám víu vào cái khái niệm tôi và của tôi mà không phải là một thực tại, trong khi thực tại lại là sự vô thường biến đổi gây Khổ mà lại không nhận ra. Đọc thêm bài Ngã và Vô Ngã để hiểu thêm về Ngã (tôi và của tôi)
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
Tất cả các Thọ, dầu ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, ở bên trong hay ở ngoại cảnh, thô kịch hay vi tế, thấp hèn hay cao thượng, xa hay gần, phải được nhận thức theo thực tướng của nó —- Cái này không phải của tôi, đây không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi.”
(Kinh Vô Ngã Tướng)
viết bởi Thấy và Biết
You must be logged in to post a comment.