flowers textures zen buddha buddhism meditation 1680x1050 wallpaper www wallpaperno com 19

Thâm Định và Các Trạng Thái Thần Thông

Meditation-2-small

Cũng như Đức Thế Tôn, trong suốt quá trình giảng dạy, Ngài Munindra không khuyến khích việc rèn luyện các năng lực thần thông có thể đạt được từ các tầng định thâm sâu. Ðức Phật ngăn cấm không cho các đệ tử Ngài thi triển thần thông trước người thường, từ thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tàng hình, tha tâm thông cho đến nhớ lại các tiền kiếp… Người cũng không cho phép họ sử dụng các khả năng này trừ khi nào người đó đã chứng ngộ hoàn toàn. Ðức Phật sở hữu được tất cả năng lực thần thông này, nhưng Người chỉ dùng chúng như một trợ lực để gieo duyên với chúng sanh và đem Chánh pháp đến với họ, chứ không để phô trương.

Chỉ những ai đã đạt đến một trình độ giác ngộ nào đó mới đáng tin cậy khi thi triển thần thông, vì như Ngài Munindra nêu rõ: “Thiền định có thể bị lạm dụng. Bằng sức mạnh của tâm, người ta có thể giết hại, trộm cắp, làm nhiều điều bất thiện. Thiền định chỉ thanh lọc tâm tạm thời. Tuy nhiên nó rất hữu ích để phát triển thiền quán và vun bồi các tâm thiện lành.” Khi Ngài đang tu tập tại Miến điện, Hòa thượng Mahāsi thấy được mức chứng đạt cũng như đức hạnh trong sạch của Ngài nên có đề nghị Ngài học thêm về thần thông trước khi trở qua Ấn độ – “xứ sở của thần thông”. Tuy nhiên, vì Hòa thượng đã chỉ định Ngài dạy thiền cho các thiền sinh Bengali, Nepali và các người Á châu đang sống ở Rangoon đến học tại trung tâm Mahāsi, nên Ngài không có đủ thời gian và sự cách ly cần thiết cho việc luyện thần thông. Thế nhưng, Ngài cũng quyết định trao việc thực nghiệm này cho các môn sinh ưu tú nhất của Ngài. Ngài Munindra muốn thử thách với quan niệm thông thường thời ấy cho rằng, “Chúng ta không thể học các pháp môn ấy được vì chúng đã bị thất truyền cả rồi, chúng ta phải đợi đến thời Ðức Phật kế tiếp ra đời.” Hoài nghi đó khiến Ngài hiếu kỳ muốn tìm hiểu xem sự thật ra sao, cũng giống như hồi còn bé, khi Ngài nghe mọi người nói là không ai chứng ngộ hoặc có thể chứng ngộ được sau thời kỳ Ðức Phật còn tại tiền. Khi tôi nghiên cu thu đáo Pht pháp và tthân kinh nghim Pháp bo, tôi thy suy din đó không đúng. Ðc Thế Tôn nói bt cai thc hành đúng theo li dy ca Người đều có thchng đắc đạo qubt clúc nào. Vì pháp hc chưa thông sut và pháp hành thiếu chu toàn nên người đời bàn khác li Người dy. Hthường lun gii vbthí và trì gii mà ít chú trng vhành thin. Vào thời đó cho đến gần nửa sau thế kỷ hai mươi, quan niệm như thế về các chướng ngại của sự giác ngộ rất thông thường.

Ngài Munindra đã dự phần vào công cuộc đổi mới tư tưởng, bắt đầu bằng một cuộc thực nghiệm… Ngài chọn vài môn sinh có đức hạnh trong sạch. Ngài nói điều kiện trước tiên là phải thông suốt Giáo pháp, bởi vì nếu không có gốc rễ vững sâu trong đó, họ có thể lầm lạc và trở nên cuồng nhiệt với năng lực của thần thông. Với những môn sinh đã được đặc biệt tuyển lựa, Ngài không lo sợ họ sẽ bị mê hoặc vào các trạng thái thần diệu đó hoặc việc bản ngã họ được thổi phồng lên. Ngài giải thích thêm: Hiu biết vthin ch– là gì, ra sao – không phi là điu xu. Ðc Pht cũng có tt cnhng khnăng này. Tsơ thin ta có thể đi đến nhthin, đến bát thin, ri ttng thtám trli sơ thin. Ta có thxoay chuyn, vui chơi vi tâm như vy. Đó là mt phước báu. Nhưng chnên sdng thin chỉ để trduyên cho vic hành trì thin quán được ddàng thông sut. Các tng thin định không tn dit được ô nhim và nhng trng thái tâm tiêu cc như tham, sân, si. Nghip to tác tquá khvn tn ti. Chúng không thbty sch bng thin chhoc trì gii mà phi bng thin quán vipassanā. Khi tâm tĩnh lng và an tr, ô nhim ngngm trong tâm ni lên trên bmt. Lúc chúng va tri lên, ta thy chúng là vy – nhng yếu tca vô minh đen ti. Nhưng nếu tâm ta trong sch sáng ngi, chúng không được nuôi dưỡng khi va xut hin, và sbhy dit. Cnhư vy, bng cách này, tt cnghip và ô nhim tích ttquá khsdn dn bty tr, nhsch gc r. Ngài Munindra miêu tả thành quả của vài môn sinh đã được rèn luyện pháp hành thiền chỉ. Ngài chủ yếu dùng phương pháp đề ra trong phần hai của cuốn Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhimagga), bộ chú giải kinh điển Nguyên thủy do Ngài Phật Minh Buddhaghosa soạn vào thế kỷ thứ năm. Tùy thuộc vào tầng thiền mình nhập vào, hành giả có thể thăm viếng những cõi giới khác hoặc những mốc thời gian khác, bởi vì “tâm có thể du hành bất cứ nơi đâu, thấy được bất cứ cảnh vật nào, hay thi triển nhiều thần thông kỳ diệu. Khi tâm nhập vào một trạng thái định thâm sâu, hành giả sẽ vượt khỏi được tầm ý thức về vật chất. Chẳng hạn như nếu có ai đâm xuyên thân bạn, bạn sẽ không thấy đau, hoặc nếu có tiếng động, bạn cũng chẳng nghe âm thanh nào.”

martha_s_meditation_artwork

Dipa Ma là một trong các môn sinh mà Ngài Munindra hướng dẫn để nhập vào tám tầng thiền căn bản và đắc thần thông. Jack Engler có thực hiện một cuộc phỏng vấn Bà Dipa Ma. Có lần Bà đã nhập vào và ở trong tầng bát thiền được ba ngày, tám giờ, ba phút và hai mươi giây rồi Bà xuất thiền chính xác đúng vào thời gian đã định trước. Bà có thể thi triển năm loại thần thông thuộc tục thế. Chẳng hạn từ phòng Ngài Munindra ở trung tâm Mahāsi tại Rangoon, Ngài thấy Bà đứng giữa không trung trên các ngọn cây, đang chơi đùa trong một căn phòng do Bà xây bằng cách biến đổi yếu tố gió thành yếu tố đất. Những lần khác Bà cùng người em gái Hema Prabha Barua hiện ra trong phòng Ngài để trình pháp. Dipa Ma cũng có thể rời phòng Ngài xuyên qua cánh cửa đang đóng hay xuyên qua bức tường gần nhất. Bà học cách nấu ăn bằng yếu tố lửa nổi lên từ bàn tay mình, và phân thân thành hai người để có bạn đồng hành khi phải đi đâu một mình trong đêm tối. Ðể chứng minh các khả năng trên và cũng để xóa tan những nghi ngờ của một vị giáo sư đang dạy môn cổ sử Ấn độ tại Ðại học Magadh ở Bồ đề Ðạo tràng, Ngài Munindra cho sắp xếp một cuộc thử nghiệm đơn giản. Vị giáo sư cắt đặt một sinh viên cao học ở lại trong phòng của Ngài Munindra, tại Gandhi Ashram, để canh chừng Bà Dipa Ma đang ngồi thiền. Mặc dù Bà không hề đứng lên và rời phòng thiền, nhưng Bà đã xuất hiện tại phòng của vị giáo sư cách đó nhiều dặm và chuyện trò với ông. Ngài Munindra cũng thử khả năng trở ngược về quá khứ và đi tới tương lai trên dòng thời gian của Bà. Khi Ngài biết rằng ông U Thant, một nhà ngoại giao Miến Ðiện, đã được lên thời biểu để đọc một bài diễn văn nhậm chức Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Ngài phái Bà Dipa Ma đi đến thời tương lai để nghe và nhớ những lời trong bài diễn văn ấy. Munindra viết xuống những lời Bà nói. Sau đó, khi U Thant đọc diễn văn, Ngài so sánh. Quả nhiên cả hai bài giống nhau. Dipa Ma có khả năng làm tất cả các việc đó và còn nhiều hơn nữa. Nhưng Bà nói với Jack Engler rằng chúng chẳng có gì quan trọng vì không thanh lọc được tâm hay đưa đến giải thoát, không tăng trưởng trí tuệ, cũng không chấm dứt được khổ đau. Ðó là những gì Ngài Munindra nhấn mạnh cho Sharda Rogell hằng mấy mươi năm sau khi cô muốn biết nhiều hơn về tu tập thiền chỉ và hiểu được cách nào Bà Dipa Ma đã đạt được thần thông. Ngài dạy cô: Thn thông không quan trng lm đâu. Chúng chng phi là cu cánh cao quý nht để ta bthì givào. Khi tôi trvề Ấn Ð, nhiu thin sinh trước đó đã rèn luyn và đắc vài thn thông đến nói vi tôi là họ đã mt hết thn thông ri, không còn vn dng chúng được na. Cũng vy, Dipa Ma chgiữ được các năng lc đó khi Bà còn trong khóa thin tích cc, nhp thâm sâu vào các tng định, nhưng không thduy trì được chúng khi trli đời thường. Thn thông có thể đạt được, và người ta có thrèn luyn để chng đắc được thng trí – abhiññā (thường được gi là lc thông), nhưng đừng để nhng thứ ấy trthành chướng ngi trên con đường giác ng, gii thoát.

Meditation

 Ngài Munindra vạch rõ những giới hạn của kinh nghiệm các tầng thiền chỉ: Các chướng ngi tâm bị đè nén, nhưng chúng không thbtn dit ở đáy sâu ca vô thc. Chng nào ta còn nhp định trong các tng thin thì lúc đó tâm không bcác trin cái này khng chế, nhưng ta vn chưa được tdo hoàn toàn. Là người thường, ta không thể ở lâu trong các tng thin vì thân thta thuc vcõi vt cht, cho nên ta phi trli cnh dc gii. Khi trli, tiếp xúc vi các đối tượng giác quan, ta sbdính mc vi dc lc ngũ trn ri ta li nm gi, quy ti… Bt an đến, sân hn đến hay tham lam đến. Nếu không có hiu biết, không có trí tuthì vic rơi ra khi các tng thin khó có thtránh được. Lúc đó, ta scm thy bun tiếc. Ngài Munindra nêu rõ rằng không như thiền định, thiền quán thật có khả năng tẩy trừ, từng bước một, tất cả những sức mạnh tiêu cực luôn tiềm ẩn, ngủ ngầm trong tâm như các lậu hoặc, ô nhiễm, triền cái và sẽ hoàn toàn nhổ bứng chúng tận gốc khỏi đáy sâu vô thức.

trích từ Sống Viên Mãn Kiếp Này (thiền sư Munindra)