blue zenkoan

Tại sao có công án Phật là càn thỉ quyết (que cứt khô) ?!

Trong 48 công án nổi tiếng của Thiền Tông trong Vô Môn Quan, công án 21: Que cứt của Vân Môn (Vân Môn thỉ quyết) của ngài Vân Môn Văn Yểm.

Yunmen

Hòa Thượng Vân Môn, nhân có tăng hỏi:

-Phật là gì nhỉ?

Bèn trả lời:

-Que cứt khô!

Tác giả của tác phẩm Vô Môn Quan là thiền sư Vô Môn Huệ Khai ( 1183-1260), ngài ghi chép lại 48 công án (tắc) trong Vôn Môn Quan. Còn ngài Vân Môn Văn Yểm (864-949) là chính chủ của công án 21: Phật là gì ? Trả lời: Que cứt khô. Hai ngài thiền sư này sống cách nhau hơn 300 năm.

Ngài Vân Môn Văn Yểm (864-949) sinh thời và tu hành thời kỳ PHÁP NẠN của Phật giáo Trung Quốc do Vũ Đế triều Bắc Chu gây ra. Để tránh bị bắt phải hoàn tục, sư Vân Môn lánh lên rừng núi ẩn cư, trồng rau cỏ tự nuôi thân. Ngài thường gom phân ra một chỗ rồi dùng để bón rau. Khi bón ngài dùng que cời để phân được rải đều. Sau đó đem que cời này để tựa ở cửa lều. Phân để bón thường là khô sau khi cời và bám và que cời. Vì thế gọi là que cứt khô.

Khi có người đến hỏi đạo ngài (khi đến cũng phải đến lén vì quan quân truy bắt các sư không hoàn tục) đứng trước cửa lều hỏi ngài. Phật là gì ? Ngài đang ngồi hướng ra cừa lều nhìn thấy que cứt khô nên ngài trả lời : Là que cứt khô.

Điều này hết sức bình thường đối với mọi thiền sư. Các ngài luôn sống trong thực tại bằng sự THẤY và BIẾT thuần khiết mà không có tâm tưởng tượng , ẩn dụ trong ngữ nghĩa chen vào. Vì thế đem luận giải và suy diễn công án thiền tông thì vọng tưởng lại thêm vọng tưởng, đầu lại thêm đầu. Ngài Triệu Châu cũng vậy. Khi có người hỏi Phật là gì ? Ngài nói: Cây bàng trước sân, vì lúc đó ngài đang ngồi trước cây bàng. Có người hỏi Đại ý phật pháp là gì ? Ngài nói uống trà đi. Vì lúc đó ngài đang mời người hỏi uống trà. Với cái tâm Ở đây và Bây giờ chính là Phật tánh. Chính là tánh thấy và biết luôn có mặt trong mỗi chúng sinh. Đánh mất tính thấy và biết , ở đây và bây giờ là quên Phật tánh để chạy theo vọng tưởng, chạy theo ý niệm hay quá khứ, vị lai đều là Nghiệp, có nghiệp là có bản ngã, có mây che mặt trăng (mặt trăng là tánh thấy và biết thuần khiết mà không có thọ, tưởng, hành, thức chen vào).

thayvabiet.com

Visits: 6075