Sự Giống Và Khác Nhau Giữa Chánh Định Và Ngoài Chánh Định Của Các Bậc Thiền Sắc Giới Và Vô Sắc Giới

Sự Giống Và Khác Nhau Giữa Chánh Định Và Ngoài Chánh Định Của Các Bậc Thiền Sắc Giới Và Vô Sắc Giới

[responsivevoice_button voice=”Vietnamese Female” buttontext=”Bấm Để Nghe Đọc”]
 
1-Hỏi: Sự khác nhau giữa một người chú tâm hành thiền Quán Thân Niệm Xứ và một người nghệ sĩ chú tâm tập diễn xiếc ?
Đáp: Có 2 tâm luôn dẫn đầu trong thiền Tứ Niệm Xứ là chánh niệm và tỉnh giác. Nếu mọi hành động quán thân mà không có ý (chánh niệm và tỉnh giác) dẫn dầu thì mọi hành động trong quán thân trở thành phiền não (tham, sân, si) chi phối. Chánh niệm giúp cho mọi hành động của thân trở thành quán thân khi biết rõ thân đang ở đâu (thở vào hay ra, đi hay ngồi, co tay hay duỗi tay…). Tỉnh giác giúp cho hành giả biết rõ mục đích của hành động quán thân là để diệt trừ khổ chứ không phải là thoả mãn tham ái. Ví dụ duỗi tay cho thoải mái là tham nhưng nếu tỉnh giác biết duỗi tay là để chữa khổ thì là vô tham.
 
Còn người nghệ sĩ diễn xiếc thì đồng hóa sự chú tâm này với hành động là “ta” và “của ta” với mong muốn (tâm tham) đạt được thành công trong hành động biểu diễn và bất toại nguyện (tâm sân) với những nỗi lo bị té ngã hay biểu diễn không thành công. Không chỉ người nghệ sĩ diễn xiếc mà chúng ta sống trong đời cũng như vậy nếu không có chánh niệm tỉnh giác, tức là luôn sống trong phiền não (tham, sân, si).
 
Sự Giống Và Khác Nhau Giữa Chánh Định Và Ngoài Chánh Định Của Các Bậc Thiền Sắc Giới Và Vô Sắc Giới

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

 
2-Hỏi: Sự giống và khác nhau giữa chứng trú từ sơ thiền đến tứ thiền Chánh định và ngoài chánh định của các bậc thiền sắc giới và vô sắc giới ?
 
Trả lời: Khi nhập Chánh định, hành giả sẽ chánh niệm tỉnh giác quán các chi thiền là danh chân đế (là các tâm tầm, tứ, hỷ, lạc, xả) tuỳ theo bậc thiền hành giả đang có. Nếu hành giả không quán được các chi thiền mà nhập định (nhất tâm) với đề mục chế định thì tâm tham sắc giới, vô sắc giới khởi lên khi chứng trú các bậc thiền sắc giới, vô sắc giới đó nên không được gọi là Chánh định.
 
Nhập định của Chánh định và nhập định của ngoài chánh định giống nhau ở chỗ cùng có các chi thiền. Nhưng khác ở chỗ nhờ chánh niệm tỉnh giác mà hành giả quán hay quan sát sự sinh diệt của các chi thiền nên vô tham với các tầng thiền sắc giới và vô sắc giới đạt tới Chánh trí đoạn tận các thượng phần kiết sử (tham sắc giới và vô sắc giới). Nếu không thì Đức Phật đã không gọi nhập Chánh định là các thiền thứ nhất đến thứ tư: “….. CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định.”
 
Thiền sắc giới, vô sắc giới là hiện tại lạc trú. Nhưng nếu hành giả không chánh niệm tỉnh giác thì sẽ nhầm trong khổ mà tưởng là lạc ở các tầng thiền này nên cần chánh niệm tỉnh giác, quán sự sinh diệt của các tâm thiền chi để các tầng thiền này trở thành Chánh định.
 
Với bậc Thánh A La Hán đã diệt xong tham sắc giới và vô sắc giới thì có thể “hiện tại lạc trú” trong các tầng thiền sắc giới, vô săc giới hoặc với Niết bàn làm đối tượng. Những với các bậc Thánh hữu học thì cần tận diệt xong các kiết sử tham sắc giới và vô sắc giới mới làm xong việc cần làm.
 
Trong Đại Kinh Bốn Mươi, Đức Phật có dạy nhớ có Chánh Định mà Chánh Trí được khởi lên nhờ tận diệt các kiết sử là tham sắc giới và vô sắc giới thành tựu Chánh trí: “Chánh định do chánh niệm được khởi lên. Chánh trí do chánh định được khởi lên. Chánh giải thoát do chánh trí được khởi lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đạo lộ của vị hữu học gồm có tám chi phần, và đạo lộ của vị A-la-hán gồm có mười chi phần.”. Và Chánh trí được nói lên như sau: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. (Phẩm Vị Trưởng Lão, Kinh Tăng Chi)