Niết bàn, lạc tối thượng

Niết bàn, lạc tối thượng

Niết bàn, lạc tối thượng

Có một số đạo hữu có trao đổi  câu ”Niết Bàn lạc tối thượng” trong kinh Pháp Cú nghĩa là sao ? Cái nghĩa ”lạc” và lại ”lạc” ở mức ”tối thượng” thì có gì là quá đáng và không ổn không ?. Đây là câu hỏi này rất hay và thú vị. nên xin được viết ra để chỉa sẻ cùng nhau.  Thật ra khi được hỏi về trạng thái của Niết Bàn thì Đức Phật thường im lặng. Đây là câu nói về trạng thái Niết Bàn của Đức Phật trong phẩm An Lạc (kinh Pháp Cú)

Ðói ăn, bệnh tối thượng,
Các hành, khổ tối thượng,
Hiểu như thực là vậy,
Niết bàn, lạc tối thượng

Ở đây Đức Phật đưa ra 3 trạng thái gồm đói ăn, các hành và Niết Bàn để so sánh bằng sự hiểu như thực tức là cái thấy và biết trong Thiền (ở đây và bây giờ), không phải ở nơi hý luận.

Ðói ăn, bệnh tối thượng: Sự hiện hữu và ước muốn hiện hữu của mỗi chúng sinh luôn được nuôi dưỡng bằng thức ăn, vật thực. Sự đói khát do thiếu ăn (nhu cầu cơ bản) là cái đói khổ khốc liệt nhất. Đức Phật đã từng lấy ví dụ 2 vợ chồng cùng đứa con đi qua sa mạc. Do đói ăn khát uống mà đứa trẻ chết trước. Hai vợ chồng đành phải ăn xác đứa con để đi tiếp qua sa mạc.

Các hành, khổ tối thượng: Các hành bao gồm thân hành và tâm hành. Thân hành gồm bốn oai nghi chính đi đứng nằm ngồi, và các và các oai nghi phụ như co tay duỗi tay, nhai nuốt, cầm nắm, đại tiện, tiểu tiện, nhìn ngó, quay đầu…Các hành về thân này làm cho chúng ta luôn phải cử động trong vô thức và ý thức. Vô thức như việc chớp mắt, hít thở, chuyển động của thân khi mỏi. Có ý thức như nhai nuốt, đi lại, nói nghe, đụng chạm… Tâm hành làm tâm phóng liên tục trong từng sát na làm chúng ta như nhưng con khỉ bị giật dây bởi trần cảnh.Thân hành làm chúng ta như những cỗ máy rô bốt phải ăn uống ngủ nghỉ đầy đủ để đảm bảo các điều kiện cho sự tồn tại hay hiện hữu của thân bất chấp ta có muốn hay không. Thân hành đã khổ rồi, thêm Tâm hành gắn vào thân như một phần mềm không thể kiểm soát, nó nhảy nhót chuyển cảnh liên tục trong não bộ, trong tưởng tượng của nó rồi diễn ra trên ý, trên khẩu trên thân gây ra các nhân quả nghiệp báo trùng trùng điệp điệp từ đời này qua đời khác trong vòng luân hồi bất tận.

Hiểu như thực là vậy: Hiểu như thực là cái hiểu đã qua thực chứng bằng việc hành thiền định thiền tuệ.

Niết Bàn lạc tối thượng: Niết Bàn là nơi chấm dứt các Hành tức là thân hành và tâm hành chấm dứt. Khi chấm dứt các hành tức là chấm dứt sự khổ. Vì bản chất các hành là vô thường, mà vô thường là Khổ. Niết Bàn có hữu dư và vô dư. Hữu dư là cho các bậc thánh A la hán chưa xả bỏ thân tứ đại vì thân tứ đại là quả của nhân quá khứ. Còn tâm hành các ngài đã chấm dứt ngay khi chứng đạo quả, tức là trạng thái phóng tâm không còn tồn tại ở một bậc A La hán. Trạng thái không còn phóng tâm ở bậc A La Hán gọi là lạc tối thượng vì ở đó các tâm hành (khổ và nguyên nhân gây khổ) đã chấm dứt hoàn toàn.

nguồn: thucduong.vn

Visits: 2067