Người nữ đầu tiên quy y Tam Bảo

Người nữ đầu tiên quy y Tam Bảo

Người nữ đầu tiên quy y Tam Bảo

Buổi sáng, Đức Thế Tôn mặc y mang bát cùng với Đại đức Yasa theo sau, ngự đi khất thực đến nhà ông bà phú hộ, là thân phụ thân mẫu của Đại đức Yasa. Đức Thế Tôn và Đại đức Yasangồi trên chỗ sắp đặt sẵn, ông bà phú hộ và con dâu (bạn đời cũ của công tử Yasa khi còn tại gia), đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi ngồi một nơi hợp lẽ. Khi ấy, Đức Thế Tôn thuyết pháp tế độ họ bằng các pháp theo tuần tự: Bố thí, giữ giới, pháp sinh các cõi trời, tội lỗi của ngũ trần, quả báu của sự xa lánh ngũ trần. Khi biết họ có thiện tâm trong sạch, tâm nhu mì dễ dạy, Đức Thế Tôn thuyết pháp Tứ ĐếKhổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế, bà phú hộ và con dâu của bà phát sinh trí tuệ thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo – Nhập Lưu Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Nhập Lưu.

Hai người nữ tán dương ca tụng Đức Thế Tôn, xin quy y nương nhờ nơi Đức Phật Bảo, nơi Đức Pháp Bảo, nơi Đức Tăng Bảo, bèn bạch rằng:

Esā maya Bhante, Bhagavanta saraa gacchāma, dhammañca bhikkhusaghañca upāsikāyo no Bhagavā dhāretu, ajjatagge pāupetā saraaṃ gatā.

– Kính bạch Đức Thế Tôn, chúng con thành kính xin quy y nơi Đức Thế Tôn, xin quy y nơi Đức Pháp Bảo, xin quy y nơi chư Tỳ-khưu Tăng Bảo. Kính xin Ngài công nhận chúng con là người cận sự nữ đã quy y Tam Bảo, kể từ nay cho đến trọn đời.

Như vậy, bà phú hộ và con dâu của bà là người cận sự nữ đã quy y Tam Bảo đầu tiên trong giáo pháp của Đức Phật Gotama. Gọi là Tevācikasaraagamana.

Sau đó, toàn gia đình của Ngài Đại đức Yasa, gồm có ông bà phú hộ và con dâu, kính dâng lễ cúng dường Đức Thế Tôn cùng Đại đức Yasa những thứ vật thực ngon lành. Sau khi thọ thực xong, Đức Thế Tôn thuyết pháp tế độ toàn gia quyến, họ vô cùng hoan hỷ. Đức Thế Tôn cùng Ngài Đại đức Yasa ngự trở về chỗ ở.

Tuyên dương cận sự nữ quy y Tam Bảo đầu tiên

Thân mẫu của Ngài Đại đức Yasa chính là bà Sujātā, người đã dâng lễ cúng dường món cơm nấu bằng sữa tươi rất công phu, đến Đức Bồ Tát Siddhattha vào ngày rằm tháng tư (âm lịch), trước khi Ngài chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Nữ cư sĩ đầu tiên quy y Tam bảo

Bà Sujātā khi còn là con gái của ông phú hộ Seniya, vùng Senā, gần khu rừng Uruvela. CôSujātā đã từng đến cội cây da trong khu rừng Uruvela cầu nguyện với chư thiên ở cội cây da rằng:

Khi tôi trưởng thành được kết duyên với người cùng dòng dõi, giai cấp và sinh con trai đầu lòng. Nếu được toại nguyện, thì hằng năm vào ngày rằm tháng tư (âm lịch), tôi sẽ làm lễ cúng dường tạ ơn chư thiên”.

Thật vậy, khi nàng Sujātā trưởng thành được kết duyên với công tử con ông phú hộBārāasī và sinh được Yasa, đứa con trai đầu lòng, thành tựu như ước nguyện. Cho nên, hằng năm vào buổi sáng ngày rằm tháng tư (âm lịch), nàng thường làm lễ cúng dường tạ ơn chư thiên.

Vào buổi sáng ngày rằm tháng tư năm ấy, Đức Bồ Tát Siddhattha đến ngồi dưới gốc cây da trong khu rừng Uruvela chờ đến giờ đi khất thực. Khi ấy nàng Sujātā cùng với cô Puṇṇa, đội món cơm nấu bằng sữa tươi rất công phu đến dâng lễ cúng dường Đức Bồ Tát, mà nàng tưởng rằng vị thiên thần hiện ra thọ nhận lễ vật cúng dường của nàng, nên nàng vô cùng hoan hỷ.

Nay duyên lành đã đến, công tử Yasa đứa con trai đầu lòng của bà Sujātā, đã xuất gia trở thành Tỳ-khưu, cũng là bậc Thánh Arahán Thanh Văn đệ tử của Đức Phật Gotama. Đức Phật cùng với Ngài Đại đức Yasa theo sau, ngự đến tư thất của bà Sujātā. Ngài thuyết pháp tế độ bàSujātā và con dâu của bà đều chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu. Sau khi chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu xong, bà Sujātā và con dâu thành kính xin thọ phép quy y Tam Bảo.

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn tuyên dương nàng Sujātā là người cận sự nữ đã quy y Tam Bảo đầu tiên rằng:

“Etadagga Bhikkhave, mama sāvikānam upāsikāna pahama saraa gacchantīnayadidaṃ Sujātā seniyadhītā”.

– Này chư Tỳ-khưu, trong hàng cận sự nữ Thanh Văn đệ tử của Như Lai, cô Sujātā, con của phú hộ Seniya, là cận sự nữ đã quy y Tam Bảo đầu tiên trong giáo pháp của Như Lai.

Nơi nương nhờ

Tất cả chúng sinh nói chung, con người nói riêng, phần đông người ta hay có tính sợ sệt những tai họa xảy đến cho mình, muốn tránh khỏi những tai họa ấy, nên họ tìm đến nương nhờ nơi núi rừng, nơi cây cổ thụ lâu năm, nơi vườn tháp v.v… để van vái, cầu khẩn, xin phù hộ cho họ tránh khỏi những điều tai họa, và cầu xin ban phước lành cho họ được sống bình an vô sự; hơn thế nữa, họ còn cầu cho họ được thành tựu vạn sự như ý.

Nương nhờ có hai nơi:

– Nương nhờ nơi không chân chính.

– Nương nhờ nơi chân chính.

Nương nhờ nơi không chân chính

Đức Phật dạy, phần đông người ta tìm đến nơi núi cao, rừng sâu, cây cổ thụ, vườn (bụi cây) rậm, đền tháp… để nương nhờ. Đó là những nơi nương nhờ không chân chính, bởi vì, những nơi ấy không phải là nơi nương nhờ an lành, không phải là nơi nương nhờ cao thượng. Những người đến nương nhờ những nơi ấy không thể giải thoát mọi cảnh khổ.

Đức Phật dạy bằng câu kệ rằng:

188 -“Bahu ve saraa yanti

Pabbatāni vanāni ca

Ārāmarukkhacetyāni

Manussā bhayatajjitā.

189 – Neta kho saraa khema

Neta saraamuttama

Neta saraamāgamma

Sabbadukkhā pamuccati”

Phần đông người ta thường hay sợ sệt

Tìm đến núi rừng, cổ thụ, vườn, tháp

Làm nơi nương nhờ van vái khẩn cầu

Tránh tai họa, mong vạn sự như ý.

Những nơi nương nhờ ấy không an lành,

Những nơi nương nhờ ấy không cao thượng,

Người đến xin nương nhờ những nơi ấy

Không thể giải thoát khỏi mọi cảnh khổ.

Nương nhờ nơi chân chính

Đức Phật dạy những người tìm đến nương nhờ nơi Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo. Tam Bảo là nơi nương nhờ chân chính, bởi vì, những người quy y nương nhờ nơi Đức Phật Bảo, nơi Đức Pháp Bảo, nơi Đức Tăng Bảo, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn. Đó chính là nơi nương nhờ an lành, nơi nương nhờ cao thượng. Những bậc Thánh Nhân đã đến quy y nương nhờ nơi Tam Bảo như vậy, mới giải thoát mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

Đức Phật dạy bằng câu kệ rằng:

190 -“Yo ca Buddhañca Dhammañca

Saghañca saraa gato

Cattāri ariyasaccāni

Sammappaññāya passati.

191 – Dukkha dukkhasamuppāda

Dukkhassa ca atikkama

Ariya caṭṭhagika magga

Dukkhūpasamagāmina.

192 – Eta kho saraam khema

Eta saraamuttama

Eta saraamāgamma

Sabbadukkhā pamuccati”.

Người nào đến quy y nơi Tam Bảo

Phật Bảo, Pháp Bảo cùng với Tăng Bảo,

Khi người ấy chứng ngộ Tứ Thánh Đế

Bằng trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới.

Tứ Thánh Đế cao thượng đó chính là

Khổ Thánh Đế, Nhân sanh khổ Thánh Đế,

Niết Bàn diệt Khổ Thánh Đế cao thượng,

Đạo Thánh Đế, pháp hành Bát Chánh Đạo

Chứng ngộ Niết Bàn diệt Khổ Thánh Đế.

Thì sự quy y của chư Thánh Nhân

Là sự quy y chân chánh an lành,

Là sự quy y chân chánh cao thượng

Chư Thánh Nhân đã đến quy y ấy

Được giải thoát hoàn toàn mọi cảnh khổ.

Quy Y Tam Bảo (tỳ kheo Hộ Pháp)