
Kiến Tánh Trong Thiền Tông
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ chân tâm
Kiến tánh thành Phật.
3. Nghiên cứu Thiền Tông mà ko nghi vấn vào các hình ảnh của ngài Bồ Đề Đạt Ma là một thiếu xót lớn. Hình ảnh của một ”bà la môn” chứ không phải một tu sĩ Phật giáo, một người chứng đạo giải thoát.Đầu không cạo, râu xồm xoàm, giày đi 1 chiếc dưới chân, 1 chiếc treo tren đầu gậy. Các vị chứng đạo không ai là không dùng thân giáo để dạy người. Đây là 1 cuộc cách mạng Phật giáo ở Trung Quốc thời bấy giờ.Một số học giả trước đây cũng như nay lao vào phân tích: nào là ngài lấy nhất nguyên để trị nhị nguyên như giầy hai chiếc thì chỉ đi một chiếc, cây gậy treo 1 chiếc giầy để thể hiện tích nhất nguyên. Ko cao đầu, cạo râu để thể hiện sự ko chấp trước vào hình tướng, một số người còn luận giải là ngài là biểu tượng cho khái niệm xuất gia ba-la-mật (ko cần cạo đầu và để râu)…
Sự thật hình ảnh và phong cách sống của ngài là gì ? Đó là lối sống Trực Chỉ. Trực Chỉ là gì ? Là lối sống không qua quy ước, là lối sống mà người ta không thể gọi tên được, không thể chế định hay khái niệm được. Cả cuộc đời ngài, cái gì bị quy ước (qua lăng kinh khái niệm) liền bị tan tành. Ngài đi qua chợ, nghe pháp sư đang thuyết về tánh không, về không chúng sinh, không thọ giả. Ngài đến gần đấm luôn vào mặt vị pháp sư rồi quay lưng bỏ đi. Vị pháp sư chạy theo hỏi sao ông lại đấm tôi. Ngài đáp: ”Tôi đấm ông như không đấm” , chẳng phải ông vừa nói trong chợ như vậy sao”. Vị pháp sư liền quỳ lạy biết là gặp bậc giải thoát.Trực cái gì và Chỉ cái gì ?. Trực là trực tiếp, ko qua bất cứ ý thức luận giải nào. Chỉ chính là định tâm trên đối tượng, mà đối tượng gì là Chân Tâm. Chân Tâm là cái gì ? Là pháp chân đế không qua khái niệm tục đế. Cụ thể ra là cái Biết, cái Thấy mà không qua Thọ,Tưởng, Hành của Ngũ Uẩn của con người. Thiền sinh vào gặp thiền sư. Thiền sư dơ cái phất trần lên hỏi đây là cái gì ? Thiền sinh đáp đây là cái phất trần liền bị thiền sư cho một đạp. Cái Thấy của thiền sinh đã đi qua Tưởng trong kho thư viện của bộ não để lục trong ký ức cái hình thù như thế này gọi là cái phất trần nền bị ăn đạp. Câu trả lời của thiền sinh là câu trả lời của Tưởng, của tâm quá khứ chứ không phải tâm Như Thị, tâm ở đây và bây giờ.
Vậy làm thế nào để Kiến Tánh ? Ngài Đạt Ma đã trả lời rồi: Trực Chỉ Chân Tâm. Có Trực Chỉ Chân Tâm thì mơi Kiến Tánh. Mà Kiến Tánh thì mới có cái thấy biết về pháp Chân đế, có nhìn đồng với chư Phật gọi là ngộ.
Để Trực Chỉ Chân Tâm thì làm thế nào ? Ngài Đạt Ma đã trả lời: Truyền Ngoài Giáo Lý. Giáo Lý chính là cái bè qua sông. Đức Phật bảo qua sông phải bỏ bè. Nhưng hầu như chiếc bè lại được làm kiên cố hơn, chiếc bè trở thành Tôn Giáo. Ngón tay không còn là chỉ mặt trăng nữa mà là che khuất mặt trăng.
Vậy muốn Truyền Ngoài Giáo Lý thì phải làm gì ? Ngài Đạt Ma đáp: ” Phải Bất Lập Văn Tự”. Vì bản chất văn tự chính là quy ước, là khái niệm rồi nên muốn truyền ngoài giáo lý để trực chỉ chân tâm phải dùng các phương tiện khác. Lâm Tế đến gặp Hoàng Bá hỏi về Đại ý Phật Pháp là gì ? Hoàng Bá đập cho 1 gậy. Lâm Tế không lãnh hội được trở về phòng. Lần 2 , lần 3 lên hỏi đều bị ăn gậy vẫn không lãnh hội được nên bỏ đi tìm thầy khác. Đến gặp vị thiền sư Đại Ngu, ngài Đại Ngu nói thầy của ngươi quá từ bi. Lâm Tế trở về trên đường liền ngộ. Lâm Tế ngộ cái gì ? Nếu bạn ăn 1 gậy vào vai thì ngay lúc ăn gậy bạn có thấy đau không ? Nếu đau thì cái tâm Biết đau ấy nó có đem so sánh cái đau trước đây là cái đau nào không ? Cái Tưởng và Thức có lục ra trong bộ não giống như đi tìm hình ảnh của cái phất trần không ? Cái tâm đang cảm thọ đau ấy nó có tìm hiểu đại ý phật pháp nữa không ? Ngay khi phát gậy dính vai, cái tâm Biết đau ấy chính là Chân Tâm, cú gậy đánh chính là Trực Chỉ. Anh đi tìm đại ý Phật Pháp. Ta trả lời cho anh đúng điều Tâm anh đang tìm kiếm, anh ko nhận được, ta biết làm sao ?. Cú đánh bằng gậy chính là bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền.
Cốt đừng lựa chọn thôi
Quý hồ không yêu ghét
Lòng tự nhiên sáng ngời
Ngài Lâm Tế đã vô cùng từ bi để diễn giải Ngữ Lục hay Trực Chỉ Chân Tâm ở mức độ dễ dàng hơn khi thu gọn trên 2 đối tượng: người và cảnh, chủ thể và khách thể. Ngài đưa ra 4 giải pháp (làm thiền sinh dễ kẹt vì học lỏm ở chỗ này lại hình thành công thức, khái niệm và quy ước mới) để thiền sinh dễ nhận diện ngay khi Cảnh và Người, Chủ Thể và Đối Tượng cùng tiếp Xúc với nhau chính là nơi cái Chân Đế hiển lộ nếu không bị che mờ bởi Tưởng, Hành và Thức được khởi lên:
a. Đoạt cảnh ko đoạt người
b. Đoạt người không đoạt cảnh
c. Đoạt cả cảnh cả người
d. Không đoạt cảnh không đoạt người
Các ví dụ trích trong Lâm Tế Ngữ Lục:
a/ Đoạt cảnh:
Sư đến Tháp Sơ Tổ Ðạt Ma, Tháp Chủ nói: “Lễ Phật trước hay lễ Tổ trước ?”
Sư đáp: “Tổ và Phật đều chẳng lễ”.
Tháp Chủ nói: “Không biết Phật với Tổ có oán thù gì với trưởng lão ?”
Sư bèn phất tay áo đi ra.
b/ Đoạt người:
Sư đến Tượng Ðiền, hỏi: “Bất phàm, bất thánh xin Sư nói mau”
Ðiền đáp: “Lão tăng chỉ như thế này”
Sư bèn hét rằng: “Bao nhiêu trọc đầu cứ ở đây tìm việc gì vậy ?”
c/ Đoạt cả cảnh cả người:
Lúc đương thời, Kỉnh Sơn có 500 chúng nhưng lại ít người tham hỏi. Hoàng Bá cử Sư đến Kỉnh Sơn và hỏi Sư rằng: “Ngươi đến chỗ kia sẽ làm sao ?”
Sư thưa: “Ðến chỗ ấy tự có phương tiện”.
Khi Sư đến Kỉnh Sơn, gặp Kỉnh Sơn tại Pháp đường, Kỉnh Sơn vừa ngước đầu lên Sư liền hét lớn, Kỉnh Sơn định mở miệng nói, Sư phất tay áo đi ra.
Một vị tăng khác hỏi Kỉnh Sơn: “Ông tăng vừa rồi có lời nói gì mà hét Hòa Thượng”.
Kỉnh Sơn đáp: “Ông tăng này từ Thiền Hội Hoàng Bá đến đây, ngươi muốn biết thì tự đi hỏi ông ấy đi”.
Sau đó 500 chúng ở Kinh Sơn tan rã hết phân nửa
d/ Không đoạt cảnh không đoạt người:
Sư đang nằm ngủ trong Tăng đường, Hoàng Bá vào thấy, lấy gậy gõ vào đầu giường một tiếng. Sư ngó mặt lên thấy là Hoàng Bá, liền nhắm mắt ngủ tiếp. Hoàng Bá lại gõ lần nữa rồi đi lên nhà trên gặp Thủ tọa đang ngồi thiền. Hoàng Bá bảo thủ tọa: “Nhà dưới ông trẻ kia đang ngồi thiền ông ở đây vọng tưởng làm gì ?”
Thủ tọa nói: “Lão hán này làm gì vậy ?”
Hoàng Bá lại gõ đầu giường một cái, rồi đi ra.
Công án và tham thoại đầu được ra đời vô số trong lịch sử Thiền tông để đánh phá, cởi trói, tháo chốt, rút then cho sự dính mắc vào văn tự và chấp thủ vào sự hiểu biết cá nhân. Theo vòng 12 nhân duyên là đánh phá ở chỗ Thủ (dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ) mà ngã luận thủ và kiến thủ là nổi bật nhất bị đánh phá trong các công án và tham thoại đầu của Thiền Tông. Trong Bích Nham Lục và Vô Môn Quan, ta thấy vô số các công án cũng như tham thoại đầu nói việc này với mục đích đẩy cái hiểu biết cá nhân (kiến thủ, ngã luận thủ) trở nên bế tắc, tuyệt vọng bằng những câu hỏi, câu trả lời chẳng ăn nhập gì với nhau hay nếu dính mắc vào câu hỏi hay câu trả lời sẽ làm hành giả bế tắc. Càng tìm hiểu, càng luận giải, càng cố trả lời thì càng xa cách với tông chỉ Thiên Tông.
Công Án
Tắc 3 (Bích Nham Lục)
Mã Tổ bệnh, Viện chủ đến thăm, hỏi: Gần đây thân thể Hòa thượng thế nào?
Mã Tổ đáp: Mặt trời Phật, mặt trăng Phật.
Tắc 5 (Bích Nham Lục)
Tuyết Phong dạy chúng: Cả quả đất nắm lại lớn bằng hạt lúa hạt gạo, ném đến trước mặt, chẳng hiểu, thùng sơn, đánh trống phổ thỉnh xem.
Tắc 7 (Bích Nham Lục)
Có vị Tăng hỏi Pháp Nhãn: Huệ Siêu xin hỏi Hòa thượng thế nào là Phật?
Pháp Nhãn đáp: Ông là Huệ Siêu.
Tắc 30 (Vô Môn Quan):
Có một hôm, ngài Mã Tổ nhân Đại Mai hỏi:
-Phật là gì vậy?
Bèn trả lời:
-Tâm, ấy là Phật.
Tắc 33 (Vô Môn Quan)
Một hôm, ngài Mã Tổ nhân tăng hỏi:
-Phật là gì?
mới đáp rằng:
-Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật.
Tắc 27 Vô Môn Quan
Hòa thượng Nam Tuyền nhân có tăng đến hỏi:
-Thầy còn pháp nào chưa truyền cho người đời không?
Bèn trả lời:
-Có chứ!
Lúc đó, tăng lại tiếp:
-Dám hỏi pháp đó là pháp nào?
Nam Tuyền đáp:
-Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật.
Truyền Đăng Lục, chương Mã Tổ:
Tăng: Vì cớ gì thầy lại dạy “Tức Tâm Tức Phật”?
Sư: Vì ta muốn dỗ trẻ con nín khóc!
Tăng: Khi nó đã nín rồi thì làm sao?
Sư: Dạy “Phi Tâm Phi Phật”.
Tăng: Nếu có một nhân vật nào không nằm trong hai trường hợp ấy, thầy dạy điều chi?
Sư: Lúc đó, ta sẽ nói với ông ta: “Bất thị Vật!”
———————————–
Thoại Đầu
Ai là người niệm Phật ?
Tiếng vỗ của một bàn tay ?
Tiếng con gà kêu cục tác, tiếng con chó sủa gâu gâu, tiếng con vịt kêu cạc cạc, tại sao như vậy ?
Một hay là khác giữa màn hình, bàn phím, và ta (người đang đọc bài bày) ?
Vạn pháp qui một, một qui chỗ nào ?
Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu ?
Việc tham công án hoặc tham hoại đầu giúp cho hành giả Thiền tông thức tỉnh ‘‘Mê nghe trải nhiều kiếp. Ngộ trong sát na liền” với khoảng khắc bùng nổ khi cái thấy, cái biết của mình đều nằm trong Nghiệp và chi phối bởi Nghiệp kèm theo các duyên sinh hay điều kiện đi kèm. Cái thấy và biết này cũng lại là một dạng lăng kính của nghiệp mà thôi. Hành giả nhận ra cái ”không biết” ấy chính là thực tại, là khoảnh khắc ”ở đây và bây giờ” mới là cái biết trọn vẹn nhất, hoàn hảo nhất khi đã buông rơi cái thấy và biết của kinh nghiệm, của nghiệp , của tưởng, của hành, của thức. Hành giả được nếm hương vị Pháp bảo của pháp Chân đế, cái không thể diễn giải trong quy ước, khái niệm, trong không gian của nghiệp chi phối. Sự hoài nghi về pháp hành,về Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) biến mất trong khoảng khắc đó, hành giả đã thấy ánh sáng ở cuối đường hầm mà mình sẽ thoát ra. Đó chính là lý do kiến tánh mới khởi tu, nghĩa là tông chỉ Thiền tông bắt buộc hành giả thấy tánh (thấy và biết thực tại – pháp chân đế) thì mới ngồi thiền để bảo nhậm. Với Thiền Tông, chưa kiến tánh mà ngồi thiền thì giống như bộ xương thối (lời Lục Tổ Huệ Năng, kinh Pháp Bảo Đàn), giống như mài ngói để thành gương (lời thiền sư Hoài Nhượng khai thị cho ngài Mã Tổ).
6. Các vị thiền sư ngộ đạo trong Thiền Tông rất nhiều. Nhưng có 3 vị thiền sư mà tôi ấn tượng nhất là Lâm Tế, Triệu Châu và Mã Tổ. Phong cách ngài Lâm Tế dữ dằn, nhiệt tâm. Phong cách ngài Triệu Châu thì nhẹ hàng thâm thúy. Phong cách của ngài Mã Tổ thì thú vị, hóm hỉnh. Ngài Mã Tổ có học trò chân truyền là ngài Bách Trượng để lại công án mà số người hiểu lầm nhiều nhất là công án Bách Trượng dã hồ (Chồn hoang của Bách Trượng) trong Vô Môn Quan. Công án này nổi tiếng vì Bách Trượng kể rằng có vị sư tăng chỉ trả lời sai một câu mà đọa làm thân chồn năm trăm kiếp. Sau đó ngài bị chính đệ tử của mình là Hoàng Bá tát ngay tại giảng đường trước chúng nghe pháp, khi bị tát chính Bách Trượng còn vỗ tay. Câu ngài Hoàng Bá nói trước khi tát là hỏi lại Bách Trượng: ”Lão ấy nói sai 1 câu mà đọa 500 kiếp, nếu lão ấy nói đúng thì trở thành cái gì ?”. Chỗ này gọi là học đạo thông minh. Trong kinh người băt rắn hay ví dụ con rắn, Đức Phật cũng nói tu đạo Phật cũng phải khéo tu như người bắt rắn, không khéo học, khéo tu thì thành người bắt rắn đằng đuôi thì thành tại họa.Đáng tiếc là trên mạng, rất nhiều bài thuyết pháp lấy câu chuyện Bách Trượng dã hồ ra để nói về Nhân Quả và dọa người bảo rằng nói mà sai đến như vị sư tu hành sắp đắc đạo chỉ vì 1 câu mà đọa 500 kiếp làm chồn. Biết đâu đây là một công án Thiền Tông mà ngài Bách Trường cho thấy sự vô nghĩa và phi lý của văn tự và ngôn ngữ (nên phải bất lập văn tự). Người không hiểu Thiền Tông thì không đáng trách, vậy mà cũng nhiều vị tu tập Thiền tông vẫn đang thuyết giảng, không biết hoặc cố tình không chịu nhìn nhận sự thật này mà vẫn đem ra thuyết giảng về nhân quả bằng ví dụ công án này, trong khi công án này chính là sự chứng minh cho sự hạn chế, kém cỏi và bất lực của văn tự ngôn ngữ trong Thiền Tông.
Bồ Đề Đạt Ma. Sự thật hình ảnh và phong cách sống của ngài là gì ? Đó là lối sống Trực Chỉ. Trực Chỉ là gì ? Là lối sống không qua quy ước, là lối sống mà người ta không thể gọi tên được, không thể chế định hay khái niệm được. Là người bình thương ư ? Không phải. Là tu sĩ ư ? Không phải. Là tổ sư ư ? Không phải. Ngôn ngữ văn tự và sự diễn giải đã bất lực trước ngài. Cũng như Đức Phật, ngài để lại lối sống tu hành CHÂN THỰC không hư dối, đó là hình ảnh THÂN GIÁO của bậc chân sư để dạy người trong hàng trăm, hàng nghìn năm sau.
You must be logged in to post a comment.