dung hoi tai sao

Đừng hỏi tại sao (tiếp theo)? (Nghiệp và Quả của Nghiệp)

dung hoi tai sao

 

https://suttacentral.net/an3.100/vi/minh_chau

Trích dẫn kinh Hạt Muối (Kinh Tăng Chi):

(1) Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: “Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy”. Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời không có đời sống Phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt.

(2) Và này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: “Người này làm nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ quả dị thục như vậy, như vậy”. Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống Phạm hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt.
———
Hỏi:
1/ Trong đoạn (1): TẠI SAO người đã tạo nghiệp lại CÓ THỂ không phải thọ lãnh quả của nghiệp tương ứng, trong khi thông thường chúng ta hiểu nhân nào quả ấy?

2/ Trong đoạn (2): TẠI SAO người đã tạo nghiệp thì TẤT YẾU thọ lãnh quả DỊ THỤC (quả đã chín muồi) của nghiệp tương ứng, mà đã tất yếu thọ lãnh quả dị thục thì tại sao ĐAU KHỔ được ĐOẠN DIỆT?

Đáp:
1/ Ví dụ chén nước muối hoà vào lu nước trong kinh Hạt Muối là cho đoạn (1), khi quả dị thục chưa trổ ra. Thay vì uống chén nước muối mặn thì đã để sẵn lu nước. Nên khi quả dị thục chưa trổ, chén nước bị hoà vào lu nước tức là đã chén muối đã bị hoà loảng khi uống. Nghĩa là người đó vẫn phải uống trọn vẹn chén nước muối nhưng đã được hoà loãng trong lu nước nên độ mặn của nó không còn bao nhiêu. Khi quả của nghiệp trổ ra nó vẫn mang tính chất của Nhân và Quả của nghiệp (muói mặn) nhưng người thọ lãnh quả nghiệp gần như không thấy bị nặng nề (uống không bị mặn). Kinh nói để được như vậy cần phải tu tập có giới, có định, có tuệ.

2/ Ví dụ đồng tiền và bắt dê trong bài kinh Hạt Muối là cho quả dị thục đã trổ ra, không hề thay đổi tính chất của Quả nghiệp như ví dụ 1 (chén muối bị pha loãng). Trong đoạn (2),khi quả dị thục (đã chín muồi) trổ ra, tức là không kịp hoà loãng giống như chén muối ở ví dụ 1 thì nhờ có phước báu tích luỹ sẵn có mà cũng không phải chịu cảm thọ như kẻ trộm bắt dê thiếu phước. Kinh nói để được như vậy cần phải tu tập có giới, có định, có tuệ. Trường hợp “8 nạn” (8 Phật lực) của Đức Phật đều là quả dị thục, nhưng nhờ oai lực và phước báu của một vị Phật mà Ngài vượt qua không có khó khăn.

(Thấy Biết)