Đừng hỏi tại sao? (Nghiệp và Quả của nghiệp)

Để tìm hiểu về 8 “nạn” hay Phật lực thì có thể thấy trong kinh điển nhưng để trả lời câu hỏi “Tại sao?” thì không thể trả lời được. Đức Phật nói rằng: ” Quả dị thục của Nghiệp là không thể nghĩ được (bất khả tư nghì) đối với phàm phu. Vì thấy sự nguy hiểm của Nghiệp trong luân hồi mà cần vượt thoát khỏi luân hồi thay vì bàn về “tại sao” nghiệp và quả lại như thế này, như thế kia. Vì còn nghiệp (dù tốt hay xấu) thì cũng chung một biển khổ mà thôi.

Tìm hiểu về Nghiệp và Quả của Nghiệp là để đoạn trừ Nghiệp. Tức là Nghiệp phát sinh, cơ cấu tạo Nghiệp như thế nào thì sẽ biết cách không tạo thêm Nghiệp mới nữa. Đức Phật dạy về Nghiệp Cũ, Nghiệp Mới và cách Nghiệp đoạn diệt (không tạo Nghiệp mới). Còn một khi Quả dị thục (chín muồi) của Nghiệp cũ đã trổ thì không có cách nào thoát được. Các câu hỏi như: Tại sao những gì khốc liệt nhất vẫn đến với Đức Phật ở kiếp cuôi cùng (xem 8 Phật lực)? Tại sao là một vị Phật có đủ quyền năng và lòng bi mẫn với mọi chúng sinh mà Ngài lại không thay đổi được những điều này? Bởi những điều đó đều liên quan đến Quả đã chín muồi (dị thục) của Nghiệp trong kiếp cuối cùng của Đức Phật.

(Thấy Biết)

nghiep va qua cua nghiep 1

nghiep va qua cua nghiep 2

nghiep va qua cua nghiep 3