picture11

Đừng dừng lại khi chưa đến đích

Picture1

Mặc dù năm triền cái có thể được đè nén bằng Jhāna (bậc thiền) và đoạn trừ tạm thời bằng tuệ Minh Sát (Vipassanā), song nếu chúhg chưa được bứng gốc bằng đạo tuệ, chắc chắn chúng sẽ khởi lên trở lại trong tương lai. Nói khác hơn khi quý vị mất Jhāna (thiền) và tuệ Minh sát, các loại tai họa khác nhau có thể xảy đến cho quý vị.

Đây là sự chú thích từ chú giải

 Đừng dừng lại khi chưa đến đích
Mặc dù năm triền cái có thể được đè nén bằngJhāna (bậc thiền) và đoạn trừ tạm thời bằng tuệ Minh Sát (Vipassanā), song nếu chúhg chưa được bứng gốc bằng đạo tuệ, chắc chắn chúng sẽ khởi lên trở lại trong tương lai. Nói khác hơn khi quý vị mất Jhāna (thiền) và tuệ Minh sát, các loại tai họa khác nhau có thể xảy đến cho quý vị. Để chứng minh tầm quan trọng của việc nổ lực liên tục cho đến khi đạt đến thánh đạo thánh quả, tôi sẽ liên hệ ở đây một câu chuyện được ghi lại trong Sammoha-vidodanī, chú giảiVibhaga (Bộ Phân Tích, một trong bảy bộ sách của Tạng Diệu Pháp) :
Một vị trưởng lão nọ là bậc đã đoạn tận các lậu hoặc (ám chỉ một bậc Alahán) nghĩ đến việc đi đảnh lễ tại ngôi Đại Điện ( thờ Xá-lợi Đức Phật) và cây Đại thọ Bồ đề ( tại Anrādhapurā). Tháp tùng ngài là một vị Sa di có các thiền chứng phục vụ như một thị giả, vì ngài từ một vùng quê đến ngôi Đại Tự này. Khi Tăng chúng đi đảnh lễ ngôi Đại Điện chiều hôm ấy, ngài không đi theo họ (để đảnh lễ). Vì sao ? Vì những vị đã đoạn tận lậu hoặc tin Tam Bảo là rất thiêng liêng. Do đó, khi Tăng chúng đảnh lễ xong và trở về, vào cái giờ mà mọi người đang ăn bữa tối, ngài ra đi một mình không thông báo cho vị Sa-di, với ý định đảnh lễ ngôi Đại điện.
Vị Sa-di nghĩ, ‘ Tại sao Trưởng lão lại ra đi ngoài một mình vào cái giờ bất thường như thế này ? Ta sẽ khám phá xem’. Và vị ấy đi ra ngoài, lần theo những bước chân của thầy tế độ [1]. Không hay biết sự hiện diện của Sa-di do không tác ý [2], vị Trưởng lão đi lên và vào trong khuôn viên của ngôi Đại Điện bằng cổng nam. Vị Sa-di, theo dấu chân ngài, cũng đi lên. Khi vị Trưởng lão nhìn đăm đăm vào ngôi Đại Điện, ngài cảm thấy say mê với hình ảnh Đấng Giác Ngộ kể như đối tượng và, tập trung toàn tâm toàn ý của mình, ngài đảnh lễ ngôi Đại Điện với niềm hỷ lạc vô biên. Nhìn thấy ngài đảnh lễ, vị Sa-di nghĩ, ‘ Thầy tế độ của ta đảnh lễ với lòng tràn đầy niềm hoan hỷ. Nếu như ngài có những bông hoa và dâng lên cúng dường thì sao nhỉ ?’
Chú thích : [1] Thầy tế độ là thầy cho xuất gia và dạy dỗ đệ tử
[2] Ở đây cần hiểu, mặc dù là một bậc Alahán, ngài có đủ khả năng để biết chuyện này, nhưng do không sử dụng trí (để tác ý) nên ngài không biết mà thôi.
Sau khi đảnh lễ xong, vị Trưởng lão đứng dậy và với hai tay chắp lại với nhau ở trên đầu nhìn vào ngôi Đại Điện. Vị Sa di đằng hắng cho ngài biết có sự hiện diện của mình. Vị Trưởng lão quay lại nhìn chú và hỏi :
‘Ngươi đến khi nào ?’ 
‘ Khi ngài đang đảnh lễ ngôi Đại Điện, bạch Trưởng lão. Ngài đã đảnh lễ ngôi điện thờ với niềm hoan hỷ vô cùng tận. Nếu như ngài có những bông hoa để dâng lên cúng dường thì sao ạ?’ 
 
‘ Đúng vậy, này Sa-di. Không ở nơi nào khác tập trung được nhiều xá lợi như ở ngôi điện thờ này. Ở một nơi tưởng niệm vĩ đại không đâu sánh bằng như thế, nếu có hương hoa ai lại không muốn dâng lên cúng dường chứ ?’ 
Vị Sa-di nói, ‘ Hãy chờ, bạch Trưởng lão, con sẽ trở lại.’ 
Nói như thế xong vị ấy nhập thiền (Jhāna) và, bằng năng lực thần thông của mình, bay đến Hy-mã-lạp-sơn(Himalayas),vị ấy bỏ đầy túi lọc nước [1] của mình những bông hoa thơm, sắc màu tươi đẹp nhất. Và khi vị Trưởng lão đến được cổng tây của ngôi điện thờ từ cổng nam, vị Sa-di đã đặt túi lọc nước đựng đầy hoa ấy vào tay ngài và nói :
‘ Bạch Trưởng lão, hãy dâng lên cúng dường.’ 
Trưởng lão nói :
‘ Những bông hoa này dường như quá ít, có phải vậy không ?’ 
‘ Cứ đi, bạch Trưởng lão, và khi cúng dường hoa hãy quán tưởng đến những ân đức của Bậc Giác Ngộ.’
 
Chú thích : [1] Túi lọc nước : Một túi vải như cái túi lọc café, được dùng để lọc nước uống ( một trong tám vật dụng của vị Tỳ kheo)
Vị Trưởng lão đi lên bằng cầu thang của cổng tây và bắt đầu cúng dường hoa trên sân thượng của hàng rào chấn song bên trong. Sân thượng đầy hoa. Những bông hoa rơi xuống tầng hai ngập lên đến gối. Từ đó đi xuống,ngài cúng dường hoa tại chân hành lang. Nơi đó cũng đầy hoa. Thấy hoa đã đầy, ngài đi xuống và rắc hoa trên nền đất ở phía dưới. Trưởng lão đã rắc đầy cả khuôn viên điện thờ. Khi tất cả đã đầy, ngài nói :
‘ Này Sa-di, hoa vẫn chưa hết.’ 
 
‘Hãy lộn ngược túi lọc lại, bạch Trưởng lão.’ 
Lộn ngược xong, ngài lắc lắc cái túi và những bông hoa đã hết. Trưởng lão đưa cái túi lọc nước lại cho vị Sa di và đi nhiễu quanh điện thờ cùng với Bức Tường Voi ba vòng về phía bên phải và đảnh lễ tại bốn cửa điện. Trên đường trở về phòng, ngài nghĩ, ‘Sa-di này thật là có năng khiếu về thần thông ! Liệu y có thể giữ gìn được những năng lực thần thông ấy không ?’(Và bằng khả năng của mình) ngài thấy rằng y không thể.
Trưởng lão bèn nói với Sa-di :
‘ Này Sa-di, hiện tại ông rất mạnh với những năng lực thần thông. Nhưng sau này, khi mà những năng lực đó mất đi, ông sẽ húp cháo gạo bóp bằng tay của một cô gái thợ dệt mù đấy !’ 
Chính do sự nông nổi của tuổi trẻ mà vị Sa-di đã không bị động tâm bởi những lời nói của thầy tế độ mà còn yêu cầu ngài :
‘ Hãy giải thích cho con một đề tài thiền đi, bạch Trưởng lão.’ Và y bỏ đi như thể không nghe thấy gì, nghĩ rằng, ‘ Thầy tế độ của ta đang nói cái gì thế nhỉ ?’ 
 
Sau khi đảnh lễ tại ngôi Đại Điện và Đại thọ Bồ đề xong, vị Trưởng lão bảo Sa-di cầm lấy bát và y (tăng- già- lê) của mình, và đúng thời họ đi đến Đại Tự Kutelitissa. 
Vị Sa-di không đi khất thực theo thầy ; mà sau khi hỏi, ‘ Bạch Trưởng lão, ngài sẽ đi làng nào ?’
Khi y biết thầy tế độ của mình đã đi đến tại cổng làng, y cầm lấy y bát của mình cũng như y bát của vị Trưởng lão và, phi hành bằng đường hư không, y đưa y và bát cho vị Trưởng lão rồi đi vào làng khất thực.
Mỗi lần như vậy, vị Trưởng lão đều cảnh báo, ‘ Này Sa-di, chớ có hành động như vậy. Thần thông của hàng phàm nhân (người chưa đắc Thánh) không bền đâu ; chỉ cần lấy một cảnh sắc không thích hợp làm đối tượng chúng lập tức đứt ngay đấy. Và sau khi mất một thiền chứng, người ta không thể tiếp tục an trú vững chắc trong đời phạm hạnh được đâu.’ Nhưng vị Sa-di nghĩ, ‘ Thầy tế độ ta đang nói cái gì vậy ?’ và y không muốn nghe. Y vẫn tiếp tục làm như trước.
Đảnh lễ những ngôi tháp thờ xá lợi tại Đại Tự Kutelitissa xong, đúng thời, Trưởng lão đi đến Đại Tự Kupavena. Trong khi vị Trưởng lão trú ở đó, vị Sa-di tiếp tục sử dụng thần thông như trước. Thế rồi một hôm cô con gái xinh đẹp của người thợ dệt , đang độ tuổi thanh xuân đi ra khỏi làng Kupavena, và cô đi xuống hồ sen để hái những bông hoa sen ở đó, vừa làm vừa hát (như cô vẫn từng làm). Nhưng đúng vào lúc đó vị Sa di bay ngang (qua hư không) trên hồ sen, và, giống như người đánh cá mù trong cái sàng !? Y bị tóm chặt trong tiếng hát của cô. Lập tức những năng lực thần thông của y biến mất và y (rơi) không khác một con quạ bị cắt cánh. Tuy nhiên nhờ thiền chứng, y không đến nỗi rơi thẳng xuống nước, mà giống như một hạt bông chìm từ từ, y dạt vào nghỉ trên bờ hồ sen.
Nhanh chân, y chạy đưa y bát cho thầy tế độ và quay trở lại. Vị Trưởng lão (nghĩ) ‘ Thật đúng như ta đã đoán trước ; nếu y bị chướng ngại, y sẽ không quay trở lại.’ Vị Trưởng lão không nói gì và lặng lẽ đi vào làng khất thực.
Vị Sa-di quay trở lại và đứng trên bờ hồ sen chờ cô gái lội lên khỏi nước. Cô gái đã thấy vị Sa-di bay qua hư không và [ bây giờ ] y đã quay trở lại và đang chờ, cô biết chắc chắn là vì cô mà y đã trở nên bất mãn ‘Xin lui lại bạch Sa-di,’ cô nói. Y làm theo như vậy. Cô bước lên khỏi nước và, sau khi đã mặc quần áo, đi đến chỗ y. ‘ Có chuyện gì thế, bạch ngài ?’ cô hỏi.
Vị Sa-di kể lạisự tình của mình. Với nhiều lý lẽ cô gái chỉ ra cho thấy những nguy hiểm của đời sống gia đình và những lợi ích của đời phạm hạnh [nhưng] dù hết lời dỗ dành cô vẫn không thể nào xua tan được sự bất mãn của y. [ Suy nghĩ] ‘ Chính vì ta mà y đã mất những năng lực thần thông ; bỏ y lúc này thật là không phải,’ cô bèn nói y đứng chờ ở đó. Cô chạy về nhà và nói tất cả những gì đã xảy ra. Họ cùng đi đến và, mặc dù đã cảnh báo y bằng nhiều cách, song vì y không chú ý đến những lời họ nói : ‘ Chớ có xem chúng tôi là một gia đình sang cả, chúng tôi chỉ là những người thợ dệt. Liệu anh có thể làm công việc của người thợ dệt được không ?’
Vị Sa-di nói, ‘ Này cư sĩ, nếu tôi trở thành một người tại gia tôi sẽ làm công việc của người thợ dệt hay công việc của người đan rổ rá cũng được. Có gì nào ? Chớ có miễn cưỡng tôi một miếng vải [ để tôi mặc như người tại gia cư sĩ ].’
Sau khi đưa cho y một miếng vải để quấn quanh hông, người thợ dệt đưa y về nhà và gả con gái cho y. Học xong nghề dệt, y làm việc trong gian phòng lớn cùng với những người thợ dệt khác. Vợ của những người khác lo chuẩn bị bữa ăn từ sáng sơm và mang nó đến gian phòng lớn. Còn vợ của y không đến liền. Trong khi những người khác ngưng công việc để ăn cơm, y phải ngồi rầu rĩ với con thoi.
Cuối cùng thì vợ y cũng đến. Y trách vợ, ‘ Cô làm gì mà lâu thế mới đến !’
Và khi những người phụ nữ biết rằng tâm [ của một người đàn ông ] rất quan tâm đến họ, họ thường đối xử với y như kẻ nô lệ, cho dù y có là một vị Chuyển Luân Vương chăng nữa.
Vì thế mà cô vợ trả lời như vầy, ‘ Ở nhà người khác, rau củi, mắm muối và các thứ đồ ăn có sẵn, vả lại còn có người giúp việc cũng như tôi tớ từ ở ngoài đến nữa. Còn tôi thì chỉ có một mình. Anh không biết trong nhà anh cái gì có, cái gì không. Nếu anh muốn ăn  thì ăn, còn không muốn ăn thì đừng ăn, vậy thôi.’
Y nói, ‘ Chẳng những trưa trầy trưa trật cô mới mang cơm đến mà lại còn nói với tôi bằng những lời xúc phạm như thế hả ! ‘
Và thế là nổi cơn thịnh nộ, không tìm ra cái gì để đánh cô vợ, y kéo cái cán con thoi ra khỏi con thoi và ném nó [ vào cô ta ]. Thấy nó bay tới, cô xoay người tránh. Vì đầu cán con thoi rất bén nên nó đâm vào đuôi mắt của cô ta và cắm chặt ở đó. Lập tức cô đưa hai tay lên bưng mắt. Máu tuôn ra từ vết thương.
Ngay giây phút ấy, y nhớ đến lời nói của thầy tế độ. Thế là y bắt đầu khóc rống lên trong tiếng nức nở : ‘ Chính vì điều này mà thầy tế độ ta nói, “Trong tương lai sắp tới ông sẽ húp cháo gạo bóp bằng tay của cô gái thợ dệt mù đây sao.” Bây giờ những gì ngài tiên đoán đã trở thành sự thực. Ôi, ngài thấy xa biết chừng nào ! Than ôi ! 
 
Nghe thế những người kia nói :
‘ Thôi đủ rồi này ông bạn, đừng có khóc nữa. Có khóc con mắt hư cũng không lành lại được.’ 
Y nói, ‘ Tôi không khóc vì lý do đó. Mà tôi khóc vì điều này [điều của thầy tế độ tôi nói]’. Và y kể lại cho mọi người biết những gì đã xảy ra.’ 
Từ câu chuyện trên chúng ta biết rằng ngưng hành thiền chỉ và thền Minh Sát (Vipassanā) sẽ dẫn đến tai họa như vậy. Và quý vị không nên theo tấm gương đáng thương này mà hãy cố gắng thực hành liên tục cho đến khi quý vị đạt đến thánh đạo và thánh quả mới thôi.
WalkingMeditationSM
Sống theo Pháp
Có lẽ sẽ thích hợp để tôi chấm dứt bài giảng ở đây với bài Kinh được gọi là ‘ Sống theo Pháp (Dhamma)’ trongAnguttara Nikāya (Tăng Chi Kinh ) :
Lúc bấy giờ một vị Tỳ kheo đến thăm viếng Đức Thế Tôn, sau khi đến vị ấy đảnh lễ Đức Thế Tôn, đản lễ xong vị ấy ngồi xuống một bên. Ngồi xong, vị ấy nói với Ngài như sau :
‘ Bạch Thế Tôn, người ta nói : Sống theo Pháp, sống theo Pháp ! Bạch Thế Tôn, một vị Tỳ kheo sống theo Pháp là thế nào ?’
 ‘ Này Tỳ kheo, hãy suy xét, một vị Tỳ kheo tinh thông Pháp (Dhamma) : Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Không hỏi tự nói, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Trí giải hay Phương quảng- vị ấy dành trọn cả ngày để học Pháp (Dhamma) ; bỏ phế cuộc sống độc cư (để hành thiền) và không nổ lực để an tịnh tự thân. Này Tỳ kheo, vị Tỳ kheo đó được nói là nhanh chóng tinh thông kinh điển, nhưng không sống theo Pháp. 
 
‘ Lại nữa. này Tỳ kheo, hãy suy xét vị Tỳ kheo dạy Pháp cho người khác một cách chi tiết như vậy ấy được nghe, như vị ấy đã được học – vị ấy dành trọn cả ngày để thuyết phục những người khác về Pháp ; bỏ phế sống độc cư (để hành thiền) và không nổ lực để an tịnh tự thân. Này Tỳ kheo, vị Tỳ kheo đó được nói là nhanh chóng thuyết phục, nhưng không sống theo Pháp.  
 
‘ Lại nữa. này Tỳ kheo, hãy suy xét vị Tỳ kheo, hãy suy xét vị Tỳ kheo lập lại đầy đủ Pháp, như vị ấy đã được nghe, như vị ấy đã được học nó – vị ấy dành trọn cả ngày để lập đi lập lại Pháp ; bỏ phế sống độc cư (để hành thiền) và không nổ lực để an tịnh tự thân. Này Tỳ kheo, vị Tỳ kheo đó được nói là nhanh chóng lập lại Pháp, nhưng không sống theo Pháp. 
 
‘ Nhưng, này Tỳ kheo, lấy trường hợp vị Tỳ kheo tinh thông Pháp (Dhamma) : Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Không hỏi tự nói, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Trí giải hay Phương quảng- vị ấy dành trọn cả ngày để học thuộc lòng Dhamma ; không bỏ phế sống độc cư (để hành thiền) và nổ lực để an tịnh tự thân. Này Tỳ kheo, vị Tỳ kheo đó được nói là người sống theo Pháp. 
 
‘ Này Tỳ kheo, thực sự như vậy Ta đã nói về vị nhanh chóng tinh thông, vị nhanh chóng thuyết phục, vị nhanh chóng lập lại, vị nhanh chóng tư duy, và vị sống theo Pháp.
  
‘ Này, Tỳ kheo, những gì một vị đạo sư cần phải làm cho các đệ tử vì sự tốt đẹp của họ, những điều ấy Như Lai đã làm xuất phát từ lòng bi mẫn, từ lòng thương xót đối với họ. Này Tỳ kheo (hãy nhìn ) đây là những gốc cây, đây là những ngôi nhà trống. Này, Tỳ kheo hãy hành thiền, chớ có phóng dật ; chớ để tự trách mình về sau. Đây là lời giáo giới của Ta cho ông.’
Trên đây là những gì Đức Phật nói trong bài kinh gọi là Sống theo Pháp (Dhamma)’
Cầu chúc quý vị hành thiền thật chuyên cần và sống đúng theo Pháp.
Theo : Vượt qua chướng ngại
Người dịch : Tỳ kheo Pháp Thông