
Đôi khi từ chối lại là chấp nhận
Đôi khi từ chối lại chấp nhận
Vị thiền sư làm lễ giỗ cho một vị thầy nổi tiếng đã viên tịch từ lâu. Có người hỏi tại sao ngài lại làm lễ giỗ cho cho vị thầy nổi tiếng đó vì vị thầy đó chưa từng chấp nhận cho ngài làm đệ tử của ông. Người đó cũng đã biết, dù đã cố gắng nhiều lần vị thiền sư vẫn bị vị thầy ấy từ chối. Ngài chưa bao giờ được vị thầy truyền giới. Người ấy hỏi: ” Vậy tại sao ngài lại làm lễ giỗ cho ông ấy? ”.
Vị thiền sư mỉm cười và nói: ”Đúng là ông ấy có từ chối tôi, cho nên tôi mới làm lễ giỗ cho ông ấy. Bây giờ tôi mới hiểu được lòng từ bi của ông ấy. Nếu như ông ấy đã chấp nhận tôi, tôi sẽ chỉ là một con người bắt chước, là một bản sao của ông ấy. Bời ông ấy cứ liên tiếp ném tôi trở lại chính tôi, Cho nên tôi buộc phải đứng trên đôi chân của mình. Dần dần tôi buông bỏ sự tìm kiếm trong tuyệt vọng để bám víu vào một ai khác. Ông ấy đã giúp đỡ tôi. Ông ấy quả thực đúng là thầy tôi. Chính trong sự từ chối của ông ấy, ông ấy đã chấp nhận tôi”.
(sưu tầm)
Lời bàn (thayvabiet)
Một vị thầy đích thực không bao giờ là một vị thầy làm thỏa mãn bản ngã (cái tôi) của bạn cả. Ngay từ giây phút đầu tiên cho đến bất cứ khi nào tiếp xúc với ngài, bạn luôn được vị thầy giúp đỡ bằng cách xóa bỏ bản ngã của bản. Bản ngã (cái tôi và cái của tôi) là một gánh nặng. Đến với một vị thầy đích thực là gánh nặng của bạn phải được đặt xuống, từng phần, từng phần một. Một vị thầy sẽ giết chết bạn nếu mỗi lần tiếp xúc, họ làm thỏa mãn cái tôi của bạn, họ trao thêm một tấm huấn chương lên cổ bạn, mỗi tấm huân chương nặng 2 lạng, mười lần tiếp xúc bạn sẽ có 20 lạng huân chương treo ở cổ bạn. Vì thế vị thiền sư sau khi ngộ đạo đã nhận ra được lời dạy của ”sự từ chối” từ thầy mình, giống như ngài Lâm Tế khi xin thầy Hoàng Bá giảng giải: ”Đại ý Phật pháp là gì?”, thay vì trả lời vị thầy Hoàng Bá lấy gậy ra đánh nhờ đó mà ngài Lâm Tế ngộ đạo. Vì thế ngài thiền sư trên mới nói:”Đôi khi từ chối lại là chấp nhận !”.
You must be logged in to post a comment.