Ảnh chụp các phân từ gồm 3 nguyên tử bằng laser A

Có thể quan sát sắc chân đế trong các đề mục thiền định vắng lặng (samatha) được không?

[responsivevoice_button voice=”Vietnamese Female” buttontext=”Bấm Để Nghe Đọc”]

 

*** Câu hỏi 1: Tôi có thể quan sát sắc chân đế trong đề mục thiền định vắng lặng (samatha) được không ?

Đáp: 36 đề mục thiền Sắc giới và 4 đề mục thiền Vô sắc giới là đề mục chế định trong thiền Định vắng lặng (Samatha). Cho nên không thể khảo sát được các tính chất của sắc pháp chân đế vì chúng không có đặc tính chân đế là vô thường, khổ, vô ngã.

Ví dụ trong Chú giải Thanh Tịnh Đạo mô tả cách quán kasina đất như sau:

Cách làm biến xứ đất này có thể gắn cố định tại một chỗ hoặc dùng để mang theo bên mình đều được. Biến xứ cố định thì nên nắn một cục đất có hình dáng một đóa hoa sen, đường kính khoảng một gang tay, đặt tại một chỗ thuận tiện khi ngồi thiền, tránh các màu xanh, vàng, đỏ hoặc trắng….
Sau đó, vị nầy nên mở 2 con mắt một cách vừa phải, quán tưởng và tiếp tục khai triển, nhưng mắt không rời đối tượng, như thể đang nhìn gương mặt mình trên một tấm gương soi.” (trích Thanh Tịnh Đạo Toát Yếu)
“Màu sắc không nên xem kỹ. Ðặc tính không nên lưu ý. “Màu bình minh của kasina không nên nghĩ tới, mặc dù không thể chối cãi rằng nó được nhận biết nhờ nhãn thức. Bởi thế, mà thay vì nói “không nên nhìn” luận chủ nói “không nên nghĩ” bằng cách hồi tưởng. Cũng thể, đặc tính cứng của địa đại, mặc dù vẫn có ở đấy, mà không nên lưu ý, vì sự quán tưởng phải làm qua nhãn môn.
Và sau khi nói ” trong khi không bỏ quên màu sắc” luận chủ bảo “đưa màu sắc xuống địa vị đặc tính; chứng tỏ rằng sự chú ý không phải để ở màu sắc hay đất mà cả 2 đều được nâng lên ngang nhau bởi một nền tảng vật lý là cái đĩa, chú tâm ở danh xem như tâm pháp trổi nhứt và lặp đi lặp lại: “đất, đất”, hay bất cứ một danh từ nào chỉ đất, theo Pàli ngữ như mahì, medinì…”. Ðúng hơn, trong khi vẫn không bỏ qua màu sắc, sự chú ý nên đặt trên khái niệm danh từ. Cần chú tâm đến kasina khi thì với mắt mở, khi thì với mắt nhắm, cho đến khi sơ tướng hiện ra.” (trích Thanh Tịnh Đạo Luận)

1-Đề mục kasina đất được quan sát bằng tâm nhãn thức bình thường (hành giả nhìn bằng mắt thường) là lộ trình ngũ môn hướng tâm ở cảnh Dục giới.

Cho đến lúc hình ảnh quang tướng in sâu vào trong tâm khi hành giả nhắm mắt thì nhãn thức đóng lại, lộ trình tâm lộ ngũ môn cùng đóng lại khi tâm lộ ý môn đủ mạnh kèm với quang tướng của để mục đất hiện ra tõ ràng nơi tâm hành giả. Lúc này hành giả bước vào cảnh thiền định (cận định hay an chỉ định) với lộ trình tâm Sắc giới. Quang tướng đất này không có tính chất sắc pháp chân đế của đất trong tứ đại là tính cứng mềm hay nóng lạnh của lửa, nặng nhẹ của gió, mà chỉ là hình ảnh của màu đất (kasina) hiện nơi tâm của hành giả. Hình ảnh này gọi là hình ảnh chế định, không có trong 28 sắc pháp chân đế nên hành giả không thể khảo sát được các đặc tính vô thường, khổ, vô ngã của sắc chân đế. Vì thế hành giả cần cẩn trọng khi thấy sự hội tụ và tan rã của các hình ảnh quang tướng này vì chúng không phải là thực tại chân đế tối hậu của 28 sắc pháp chân đế.

2-Tương tự, với hành giả lấy đề mục thiền là hơi thở thiền định. Khi thấy quang tướng nimita của hơi thở tan rã thì đó cũng không phải là đặc tính của 28 sắc pháp chân đế vì quang tướng nimita là chế định không có thực tánh chân đế.

Ảnh chụp các phân từ gồm 3 nguyên tử bằng laser A

3-Một lý thuyết chế định nữa là khái niệm hạt kalapa được xây dựng bao gồm của 8 sắc pháp cơ bản gộp lại không thể phân tách là đất, nước, lửa, gió, hình tướng, mùi, vị, dưỡng chất, và cho rằng khi thấy quang tướng tan rã chính là thấy các hạt kalapa tan rã. Quang tướng là chế định nên không thể khảo sát chân đế qua chế định. Nghĩa là không thể khảo sát vô thường, khổ, vô ngã (chân đế) qua cái không có vô thường, khổ, vô ngã (khái niệm, chế định)

Nếu chỉ nhìn trong tâm Sắc giới thấy các “hạt kalapa” này tan rã rong quang tướng mà chứng ngộ thì tất cả các nhà khoa học đã chứng ngộ khi nhìn thấy các vi hạt, các nguyên tử, hạt nhân nguyên tử chuyển động và phân tán qua kính hiển vi cực đại mà không cần thực hành thiền Tứ Niệm Xứ.

4-Điều đặc biệt quan trọng chúng ta cần biết là khái niệm hạt kalapa và nimita hơi thở không được Đức Phật dạy trong kinh điển. Đó là điều chúng ta cần lưu ý khi tìm hiểu, thực hành thiền Tứ Niệm Xứ. Khi hành giả thấy quang tướng nimita hơi thở thì nên biết mình đã đi ra ngoài giới vức tỉnh giác của thiền Tứ Niệm Xứ nghĩa là đi vào thiền định và các sắc mà hành giả thấy trong thiền định không phải là sắc chân đế.

5-Những lợi ích luyện tâm và hiện tại lạc trú của thiền định vắng lặng là không thể chối bỏ và luôn được Đức Phật khuyến tấn. Trong Tứ Niệm Xứ, Đức Phật cũng dạy hành giả thiền định chuyển qua quán Tâm (danh chân đế) khi ở trong thiền định để đi vào thiền tuệ hay đi vào Chánh định. Nghĩa là hành giả cần chánh niệm tỉnh giác thấy sự sinh diệt của các chi thiền là các tâm tầm, tứ, hỷ, lạc, xả. Các tâm này chính là danh chân đế nên có tính chất vô thường, khổ, vô ngã.

Đức Phật không dạy quan sát cảnh sinh diệt của sắc pháp trong các đề mục thiền định vì các cảnh này không hiển lộ các đặc tính của 28 sắc pháp chân đế.

***Câu hỏi 2: Các đề mục thiền định vắng lặng (samatha) nào được nói trong kinh Đại Niệm Xứ và ý nghĩa của chúng ?

Đáp: Các đề mục 32 thể trược, 9 giai đoạn tử thi và hơi thở là đề mục thiền định vắng lặng samatha.

Hơi thở vào ra là đề mục kép. Nghĩa là khi hành giả thấy bốn giai đoạn hơi thở là vào ra, dài ngắn, cảm giác toàn thân, an tịnh toàn thân thì vào thiền tuệ. Khi thấy điểm xúc chạm hơi thở với thân là duy nhất là bưỡc vào thiền định. Đáy gọi là giới vức tỉnh giác của hành giả. Tức là biết rõ đề mục nào là thiền định và đề mục nào là thiền tuệ để không bị nhầm lẫn.

Với 32 thể trược và 9 giai đoạn tử thi trong sách Thanh Tịnh Đạo có dạy rất chi tiết với lợi ích luyện tâm vắng lặng như mọi đề mục thiền định khác. Nhưng các đề mục này còn có tác dụng giúp hành giả không còn tham đắm vào thân xác khi được quan sát chú tâm cao độ. Nghĩa là phát triển Chánh tư duy mạnh mẽ nơi hành giả (Chánh tư duy là ly dục, vô sân và vô hại). Đây là những đề mục thiền định có tính xả lỵ đề mục rất cao thay vì dính mắc vào chính đề mục như các đề mục thiền định khác.
Khác với các loại đề mục thiền định khác, các đề mục thiền định trong kinh Đại Niệm Xứ chỉ được dạy khi Đức Phật ra đời.

Tiếp theo khi bước vào Chánh định ở quán Pháp trong thiền Tứ Niệm Xứ, hành giả sẽ lấy các đề mục này để nhập Chánh định hoàn tất Bát Chánh Đạo cũng là thành tựu Tứ Niệm Xứ sau khi quan sát sự sinh diệt của tâm ở cảnh Sắc giới chính là các danh chân đế. Nhờ quan sát (chánh niệm tỉnh giác) các tâm sinh diệt ở cảnh Sắc giới mà các Bà la môn và các tỳ kheo thời Đức Phật không còn chấp thủ mong muốn có tuổi thọ giống như Đại Phạm Thiên nữa. Mọi sự hiện hữu đều bị sinh diệt liên tục dù đó là chư thiên Dục giới, Sắc giới hay Vô sắc giới. Sự khao khát (tham ái) hiện hữu ở hành giả không còn nữa, các lậu hoặc nơi hành giả dần dần được diệt trừ.

(Thấy Biết)
————–

Pháp chế định khái niệm (tục đế)
https://budsas.net/uni/u-vdp-gg/vdpgg-02.htm

Pháp thực tại tối hậu (chân đế)
https://budsas.net/uni/u-vdp-gg/vdpgg-03.htm

28 Sắc pháp chân đế
https://budsas.net/uni/u-vdp-gg/vdpgg-20a.htm