tam tham

Cấu tạo và duyên sinh của các tâm Tham, Sân, Si

Do đặc điểm các pháp hữu vi là có cấu tạo và do duyên sinh, nên hiểu biết về cấu tạo và duyên sinh lên các pháp này về mặt pháp học là rất cần thiết trong việc thực hành thiền Tuệ hay thiền Tứ Niệm Xứ.  Ba tâm cơ bản chi phối đời sống luân hồi và tái sinh của mỗi chúng sinh là Tâm Tham, Tâm Sân và Tâm Si. Đặc điểm của các tâm này là luôn hướng tới đối tượng (sắc pháp hoặc danh pháp) và luôn có mặt bám lấy chung đối tượng với các tâm này luôn là tâm Thọ hay tâm cảm Thọ.  Vì thế thường có câu nói: ”Tham thì Thọ hỷ, Sân thì Thọ ưu phiền, Si thì Thọ xả (không vui không buồn).

1/ Bản chất của tâm Tham là tâm níu kéo, bám giữ, vơ vào đối tượng. Sơ đồ tâm Tham (A) sinh lên khi đối tượng (D) của tâm Tham xuất hiện:

tam tham

 

Với sự phối hợp (cấu tạo và duyên sinh) của 2 động cơ tâm Tham, 2 loại cảm Thọ, 2 loại sở Kiến, sẽ có 8 loại tâm Tham sau đây:

Ví dụ về 4 tâm  Tham đồng sinh với thọ Hỷ (3)(B)

1) Một cậu bé chủ động (1)(A) / ăn cắp trái táo (D) / một cách vui vẻ (3)(B) / cho rằng (6)(D) việc làm ấy không có gì là xấu.

2) Một cậu bé bị động (bị xúi giục) (2)(A) / ăn cắp trái táo (D) / một cách vui vẻ (3)(B)/ cho rằng (6)(D) việc làm ấy không có gì là xấu.

3) Một cậu bé chủ động (1)(A) / ăn cắp trái táo (D) / một cách vui vẻ (3)(B) / biết rằng (5)(D) việc làm ấy là xấu.

4) Một cậu bé bị động (bị xúi giục) (2)(A) / ăn cắp trái táo (D) / một cách vui vẻ (3)(B) / biết rằng (5)(D) việc làm ấy là xấu.

Ví dụ về 4 tâm Tham đồng sinh với thọ Xả (4)(B)

5) Một cậu bé chủ động (1)(A) / ăn cắp trái táo (D) / không buồn không vui (4)(B) / cho rằng (6)(D) việc làm ấy không có gì là xấu.

6) Một cậu bé bị động (bị xúi giục) (2)(A) / ăn cắp trái táo (D) / không buồn không vui (4)(B) / cho rằng (6)(D việc làm ấy không có gì là xấu.

7) Một cậu bé chủ động (1)(A) / ăn cắp trái táo (D) / không buồn không vui (4)(B) / biết rằng (5)(D) việc làm ấy là xấu.

8) Một cậu bé bị động (bị xúi giục) (2)(A) / ăn cắp trái táo (D) / không buồn không vui (4)(B) / biết rằng (5)(D) việc làm ấy là xấu.

* Như vậy theo sơ đồ trên mọi hành động của chúng ta liên quan đến tâm Tham khi đối tượng của tâm Tham xuất hiện không nằm ngoài 8 tâm Tham nói trên.

Đối tượng của tâm Tham bao gồm toàn bộ các cõi giới từ Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới. Đối tượng dục giới thô như nhà cửa, tiền bạc, danh vọng, địa vị, thân quyến…. Pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ (Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp) là con đường duy nhất giúp chúng ta nhận ra tâm Tham ngay khi chuẩn bị sinh khởi khi đối tượng xuất hiện. Với đối tượng xuất hiện chúng ta Niệm Thân, với cảm Thọ chúng ta Niệm Thọ, với tâm Tham đã sinh lên rồi thì chúng ta Niệm Tâm để chúng ta không cho tâm Tham sinh lên nữa. Nhớ đó gánh nặng được đặt xuống (tham, sân, si là gánh nặng), con đường thanh tịnh được mở ra ngay trên Thân và Tâm của chúng ta chứ không ở một nơi nào khác.


2/ Bản chất của tâm Sân là tâm ghét bỏ, xua đuổi, hủy diệt đối tượng nên sở Kiến đồng sinh với tâm Sân luôn là Ác ý khi đối tượng xuất hiện. Sơ đồ tâm Sân (A) sinh lên khi đối tượng (D) của tâm Sân xuất hiện:

tâm sân

 

Ví dụ về Tâm Sân có 2 loại là chủ động và bị động luôn đi kèm Ác ý cùng cảm Thọ ưu phiền, đau khổ.

9) Sau khi đã mưu tính (1)(A) / ta làm hại một người khác (D) / với ác ý (4)(C) / với sự lo âu, phiền não (3)(B)

10) Không có mưu tính trước (2)(A) / ta làm hại một người khác (D) / với ác ý (4)(C) / với sự lo âu, phiền não (3)(B)

  • Như sơ đồ trên, bất cứ hoàn cảnh hay đối tượng nào gây cho ta chán ghét, bất toại nguyện đều là đối tượng của tâm Sân. Pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ (Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp) là con đường duy nhất giúp chúng ta nhận ra tâm Sân ngay khi chuẩn bị sinh khởi khi đối tượng xuất hiện. Với đối tượng xuất hiện chúng ta Niệm Thân, với cảm Thọ chúng ta Niệm Thọ, với tâm Sân đã sinh lên rồi thì chúng ta Niệm Tâm để chúng ta không cho tâm Sân sinh lên nữa. Nhớ đó gánh nặng được đặt xuống (tham, sân, si là gánh nặng), con đường thanh tịnh được mở ra ngay trên Thân và Tâm của chúng ta chứ không ở một nơi nào khác.

3/ Bản chất của tâm Si là tâm mê mờ, không thấy rõ, hay an trụ trên đối tượng nên Triền Cái đồng sinh với tâm Si luôn là Hoài Nghi hoặc Phóng Dật. Cảm Thọ sinh cùng với đối tượng là thọ Vô Ký hay thọ Xả là cảm thọ không vui không buồn. Sơ đồ tâm Si (A) sinh lên khi đối tượng (D) của tâm Si xuất hiện:

 

taam si

 

Tâm Si có 2 loại luộn đi kèm với thọ Xả (thọ trung tính, không vui không buồn)

11) Một người đi trên xe máy thấy / một người ngang qua đường (D) /không rõ (2)(C) người đó là trung niên hay ông già

12) Một người đi trên xe máy nhìn lướt (3)(D)/  một người ngang qua đường (D) /không rõ người đó là trung niên hay ông già

* Như sơ đồ trên, bất cứ hoàn cảnh hay đối tượng nào mà ta không thấy rõ, không trụ tâm vào được gọi là đối tượng của tâm Si. Để điều phục tâm Si chúng ta phải tu tập thiền Định và thiền Tuệ. Thiền Định giúp ta neo tâm dễ dàng trên đối tượng. Thiền Tuệ giúp chúng ta thấy bản chất sinh diệt của đối tượng trong từng khoảnh khắc. Pháp hành có đầy đủ cả Định và Tuệ là pháp hành Tứ Niệm Xứ.  Pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ (Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp) là con đường duy nhất giúp chúng ta nhận ra tâm Si ngay khi chuẩn bị sinh khởi khi đối tượng xuất hiện. Với đối tượng xuất hiện chúng ta Niệm Thân, với cảm Thọ chúng ta Niệm Thọ, với tâm Si đã sinh lên rồi thì chúng ta Niệm Tâm để chúng ta không cho tâm Si sinh lên nữa. Nhớ đó gánh nặng được đặt xuống (tham, sân, si là gánh nặng), con đường thanh tịnh được mở ra ngay trên Thân và Tâm của chúng ta chứ không ở một nơi nào khác.

* Tổng kết: Tâm Tham có 8 loại. Tâm Sân có 2 loại và Tâm Si có 2 loại. Tổng cộng có 12 loại tâm Tham, Sân và Si trong cõi Dục Giới. Trong Vi Diệu Pháp gọi các tâm này là tâm Dục Giới hay tâm Vương Dục Giới.

*Sơ đồ được biên soạn bởi thayvabiet.com

nguồn tham khảo từ:  Vi Diệu Pháp Toát Yếu – Nārada Mahā Thera (Phạm Kim Khánh dịch)

 

 

Visits: 3368