Cảm Giác Dễ Chịu Và Những Suy Nghĩ Bất Thiện

Cảm Giác Dễ Chịu Và Những Suy Nghĩ Bất Thiện

Những cảm giác dễ chịu dẫn đến những suy nghĩ bất thiện đều bắt nguồn từ những cảm giác. Hầu hết mọi người đều bận tâm với những thứ như tình dục và thức ăn. Nếu họ có được những gì họ muốn, họ vui mừng. Tuy nhiên, niềm vui của họ dẫn đến nhiều ham muốn hơn, và vì vậy đối với nhiều người, cái gọi là hạnh phúc của họ được đặt nền tảng trên ham muốn. Nếu mong muốn này không được đáp ứng, họ sẽ thất vọng và không vui. Điều này có nghĩa là sự xuất hiện của những tư tưởng bất thiện, mang lại tác nhân bành trướng, cụ thể là tham ái, ngã mạn và tà kiến, vào cuộc. Những cảm giác dễ chịu mà chúng ta nên tránh được đề cập trong Sāḷāyatanavibhaṅga Sutta (Kinh Phân Biệt Sáu Xứ -MN137). Bài kinh ví các đối tượng giác quan như nơi ở của con người vì chúng giam giữ con người. Mọi người có được niềm vui khi tiếp xúc với chúng hoặc từ những kỷ niệm về lần tiếp xúc đó.

Cách để tránh những cảm giác dễ chịu, nhưng bất thiện, là chánh niệm vào lúc nhìn thấy, v.v. Nếu những suy nghĩ cảm giác gây ra niềm vui, hành giả phải ghi nhận và loại bỏ chúng. Tuy nhiên, một người mới bắt đầu không thể theo dõi và ghi nhận tất cả các tiến trình tâm, vì vậy người đó bắt đầu với đối tượng tiếp xúc và nhận thức được một trong những yếu tố chính: sự rắn chắc (paṭhavī), sự gắn kết (āpo), nhiệt độ (tejo) và chuyển động (vāyo). Trong Satipaṭṭhāna Sutta (Tứ Niệm Xứ), Đức Phật nói, “Khi đi vị ấy [hành giả] biết, ‘Ta đang đi’ (Gacchanto vā gacchāmī’ti pajānāti).” Câu nói này đề cập đến sự hay biết rõ ràng về sự cứng nhắc và chuyển động (vāyo), nhưng khi ghi nhận bước đi, hành giả cũng hay biết về sự cứng và mềm (paṭhavī) , sự ấm và lạnh (tejo) và sự nặng và ẩm (āpo) ở bàn chân và cơ thể. Mặc dù yếu tố của āpo (*sự gắn kết là đặc tính chân đế của nước) là vô hình, nó có thể được biết thông qua tiếp xúc với các yếu tố khác gắn liền với nó.

Các thiền sinh tại trung tâm thiền của chúng tôi ở Rangoon bắt đầu với sự tiếp xúc và chuyển động ở bụng, đây là cách dễ dàng và rõ ràng nhất để ghi nhận khi ngồi. Sự căng và chuyển động ở bụng là đặc điểm của vāyo (*sự chuyển động là đặc tính chân đế của gió) . Họ thực hành ghi nhận (bằng ngôn ngữ của họ) sự phồng và xẹp của bụng. Thực hành này đã giúp nhiều hành giả đạt được tuệ giác và tiến bộ đáng kể trên con đường thánh thiện.

Lúc đầu, hành giả liên tục quan sát bụng phồng xẹp. Người đó ghi nhận bất kỳ sự kiện tinh thần nào xảy ra trong khi tập trung như vậy. Một cảm giác hỷ có thể phát sinh, nhưng nó biến mất khi được ghi nhận và thường không xâm nhập nếu hành giả tiếp tục theo dõi sự phồng và xẹp. Khi Đức Phật nói về hỷ bất thiện, điều này có nghĩa là chúng ta nên tập trung vào danh và sắc để đoạn trừ dục lạc, và nếu hỷ như vậy phát sinh, chúng ta nên ghi nhận và từ bỏ nó ngay lập tức.

Niềm Vui Lành Mạnh

Sau đó, có niềm vui lành mạnh, mà Đức Phật mô tả trong cùng một bài kinh như sau. Khi đã nhận ra tính chất vô thường và sự hoại diệt của vật chất, hành giả biết rằng tất cả các vật chất mà mình đã thấy trước đây và đang thấy bây giờ đều là đối tượng của vô thường (anicca) và khổ (dukkha). Trí tuệ minh sát này tạo ra niềm vui, và niềm vui như vậy có thể được mô tả là cảm giác dễ chịu bắt nguồn từ sự giải thoát khỏi ham muốn nhục dục. Đây là một phần của lời dạy trong bài kinh. Bản chú giải nói thêm rằng hành giả vui mừng vì đạt được tuệ giác về vô thường, v.v., là kết quả của việc chánh niệm về sáu đối tượng giác quan. Niềm vui như vậy là lành mạnh và đáng mong muốn.

Chú giải mô tả bốn loại hỷ:

1-Niềm vui do từ bỏ những công việc thế gian.

2-Niềm vui liên quan đến thực hành minh sát.

3-Niềm vui dựa trên sự quán tưởng về Đức Phật, v.v.,

4-Niềm vui do an trú trong sơ thiền, v.v.

Một số người vui mừng khi họ nghĩ đến việc họ từ bỏ những công việc thế gian, xuất gia và thực hành giới luật tu sĩ, thiền định, v.v. Cảm giác vui sướng cũng phát sinh khi họ nghe một bài giảng về Giáo pháp hoặc khi họ đến một trung tâm thiền để thực hành thiền minh sát. Niềm vui này là lành mạnh vì nó tách rời khỏi cuộc sống thế tục.

Niềm vui tùy thuộc vào tuệ giác có thể là niềm vui phát sinh trong khi một người đang chánh niệm. Đặc biệt, niềm vui cao nhất là niềm vui liên quan đến trí tuệ sinh diệt (udayabbaya-ñāṇa).

Niềm vui mà chúng ta có khi chiêm ngưỡng Đức Phật, v.v., là điều hiển nhiên. Các Chú giải nói rằng sự tập trung vào niềm vui bắt nguồn từ sáu quán tưởng về Đức Phật, Pháp, Tăng, về giới hạnh của một người, về lòng quảng đại của một người và về các chúng sinh trên trời, (*Sáu tùy niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên) có thể mang lại đạo và quả. Ngay cả quả vị A-la-hán cũng có thể đạt được nếu hành giả ghi nhận và quán chiếu về sự tan biến và chấm dứt của hỷ (pīti) sinh ra từ sáu tùy niệm này. Pīti có nghĩa là niềm vui và hiển nhiên niềm vui bắt nguồn từ sáu pháp tùy niệm và là điều thiện. Tương tự như vậy, hỷ dựa trên ba thiền (jhāna) hay cận định (upacāra-samādhi) cũng vậy. Trong bốn loại xuất gia, gia nhập Tăng đoàn có nghĩa là thoát khỏi trách nhiệm hôn nhân. Người thực hành thiền minh sát (vipassanā) cũng xa lìa dính mắc và mọi đối tượng dục lạc. Vì vậy, Chú giải trong Kinh Itivuttaka ( Kinh Phật Thuyết Như Vậy) mô tả xuất gia, sơ thiền, nibbāna, vipassanā và tất cả các trạng thái thiện là xuất gia (nekkhamma). Niềm vui được đánh dấu bằng tầm và tứ có hai loại: hạnh phúc (sukha) liên quan đến cận định (upacāra-samadhi) và hạnh phúc liên quan đến sơ thiền . Rồi, như đã đề cập trước đây, có nhiều loại hỷ thế gian: hỷ khi được xuất gia, hỷ do tu tập minh sát, hỷ khi chiêm ngưỡng Đức Phật, v.v… Lại nữa, chúng ta có bốn loại hỷ siêu thế liên quan đến bốn loại sơ thiền ở tâm siêu thế (bốn đạo và bốn quả).

Cao hơn những loại niềm vui này là những niềm vui không liên quan gì đến tầm-tứ (vitakka-vicāra). Đây là thuộc tính của nhị thiền ; được đánh dấu bằng hỷ (pīti), lạc (sukha), và nhất tâm (ekaggatā); và thuộc tính của thiền thứ ba, cũng được đánh dấu bằng lạc và nhất tâm. Niềm vui thiền định như vậy là niềm vui thế gian. Niềm vui bắt nguồn từ đạo và quả (tâm siêu thế) và từ thiền thứ hai và thứ ba không có tầm-tứ, và do đó là lành mạnh. Những hỷ của thiền thứ hai và thứ ba này vượt trội hơn nhiều so với hỷ của sơ thiền hay hỷ của những tư tưởng thiện trong dục giới; và hỷ của tuệ do chú tâm đến hỷ thiền thứ hai và thứ ba cũng vậy.Một cuộc thảo luận về những niềm vui này có hoặc không có tầm (*Tầm là tâm tìm cảnh tìm kiếm cảnh hay đề mục như ong bay đi tìm hoa) và tứ (*Tứ là tâm chà xát cảnh hay chà xát đề mục do Tầm tìm thấy, như ong thấy hoa thì tìm nơi đậu xuống nhị hoa), nằm ngoài khả năng hiểu của những người có ít kiến thức về pháp học. Nó chỉ có thể được hiểu thấu đáo bởi những người đã đắc thiền. Theo bản Chú giải, khi Sakka hỏi Đức Phật làm thế nào để vượt qua tham dục (taṇhā), ngã mạn (māna) và tà kiến (diṭṭhi) , ông đang hỏi Đức Phật về việc thực hành tuệ giác trên con đường cao thượng. Đức Phật nhấn mạnh đến niềm vui (*thọ hỷ) lành mạnh, sự không hài lòng (*thọ ưu) lành mạnh và sự thờ ơ (*thọ xả) lành mạnh như phương pháp chữa trị. Những người chưa giác ngộ có thể khó hiểu điều này, nhưng câu trả lời của Đức Phật có liên quan đến câu hỏi.

Đối với chư thiên, tâm rõ ràng hơn vật chất, và trong các yếu tố của tâm, thọ rõ ràng hơn các yếu tố khác. Vì vậy, Đức Phật bảo Sakka hãy quán xét các cảm thọ (vedanā) của mình. Trong nhiều lời dạy của Đức Phật về thiền minh sát, việc quán chiếu vật chất được ưu tiên hơn việc quán chiếu thức. Điều này cũng đúng với Sakkapañha Sutta, nhưng ở đây không đề cập đến vật chất vì nó tiềm ẩn trong sự quán thọ.

(*Các chữ có dấu * là ghi chú của người dịch.)

Giảng Giải Kinh Đế Thích Hỏi Đạo, Mahāsi Sayādaw.

Visits: 452