walking meditation bhikkhu

Bảo vệ mình và người

walkingmeditationsm

Chuyện tiền thân Asankiya thuộc phẩm Varana là chuyện thứ 76 trong bộ Jataka , kể về một cư sĩ sống tại Xa-vệ tình cờ bảo vệ được một đoàn lữ hành chỉ nhờ sự rèn luyện bản thân.

Câu chuyện cho biết có một vị cư sĩ thuộc bậc Dự lưu vì công việc đã cùng đi đường với ngưới cằm đầu một đoàn lữ hành ; đến một khu rừng , đoàn lữ hành nghỉ ngơi . Các cổ xe được mở ra , đặt thành một doanh trại .Vị cư sĩ đã đi kinh hành gần chỗ người trưởng đoàn nghỉ ngơi .

Dự lưu có nghĩa là “ nhập vào dòng ”. “ Dòng ”ở đây   là dòng thánh , dòng trí tuệ . Người  “ nhập vào dòng ” là người nhìn thấy rõ nhân quả và biết tự điều chỉnh trong đời sống của mình ; do đó không còn tái sinh vào 3 đường ác ( ngạ quỷ , súc sinh và địa ngục). Vị cư sĩ trong truyện đã thuộc bậc Dự lưu , là người có rèn luyện . Khi mọi người nghỉ ngơi , vị cư sĩ này thực hành việc ổn định tâm bằng cách đi trong chánh niệm , gọi là kinh hành , khi đó thì có chuyện xảy ra.

Có năm trăm tên cướp …cẩm cung , gậy ,các binh khí khác với ý định đánh cướp …Vị cư sĩ vẫn đi kinh hành . Bọn cướp tưởng vị cư sĩ là người canh gác doanh trại , không dám đột kích; chúng quyết định chờ vị cư sĩ đi ngủ rồi mới đánh cướp . Vị cư sĩ vẫn đi kinh hành trong canh thứ nhất , canh thứ hai , cả canh cuối . Đến rạng đông , bọn cướp không tìm được cơ hội , liền quăng bỏ gậy , đá  mà chúng đã mang theo rồi tháo chạy . Vị cư sĩ sau khi làm xong công việc của mình , đi đến Xá –vệ  yết kiến bậc Đạo sư và hỏi :

– Bạch thế Tôn , có phải khi bảo vệ mình cũng là bảo vệ người khác không ?

– Này nam cư sĩ , đúng vậy . Trong khi bảo  vệ mình củng là bảo vệ người khác. Trong khi bảo vệ người khác , cũng là bảo vệ mình.

Vị cư sĩ nọ khi đi kinh hành để rèn luyện bản thân đã đồng thời bảo vệ được đoàn lữ hành ; từ đó ý thức được rằng “ Bảo vệ mình cũng là bảo vệ người khác ”. Một người có hành vi tốt , chỉ riêng điều đó đã giúp xã hội tốt lên . Theo các quan niệm ấu trĩ , phải lao động để đem lại của cải vật chất cho xã hội , mới là người có ích , còn những người không tham gia lao động trực tiếp đều là loại “ ăn bám ”.Hành vi khất thực lại càng là loại “ ăn bám ” Vì thế , quan điểm ấu trĩ không tán đồng những người rèn luyện theo Phật học , thực hành hạnh khất thực .

Đem theo sự yên ổn cho đoàn lữ hành , vị cư sĩ nọ đã tặng nhóm người này một thứ gọi là “ vô úy thí”. Thông thường , mọi người nghĩ rằng việc cho, tặng là phải có cái gì trao ra như tài vật , kiến thức. Theo Phật học , sự cho tặng ( bố thí ) bao gồm ba loại : tài vật ( tài thí ), kiền thức Phật học (pháp thí), và một loại vô cùng đặc biệt : sự không sợ hãi ( vô úy thí ) . Vô úy thí không chỉ là bảo vệ , che chở người khác , giúp họ không sợ hãi . Nó còn có nghĩa là đem lại sự an tâm .Làm một việc gì giúp người khác cũng đem lại sự yên tâm .Đến nhà người khác chỉ cần xử sự đàng hoàng , không quậy phá, trộm cắp , cũng là giúp người ta yên tâm. Vậy , vô úy thí là chuyện không phải quá khó làm .

Ngày nay , mọi người đều biết rằng những người tu tập chân chánh chính là tấm gương giúp cho xã hội noi theo về mặt đạo đức . Đó chính là “ trong khi bảo vệ mình cũng là bảo vệ người khác ”.Tuy nhiên , có người sẽ cho rằng , mình sống “ tốt” , không làm hại ai ( mà cũng không làm lợi ai ) là được rồi ! Người khác lại nghĩ : ta cần phải “tu tập ” , vì thế công việc ngoài đời mình chỉ làm để sinh sống thôi , còn cái chính thời gian là dành cho “ tu tập ”. Như vậy , đời sống bị chia làm 2 phần , một phần là “tu tập ”, một phần là “ không tu tập ”. Khi đang làm việc trong phấn “không tu tập ”thì cảm thấy rất miễn cưỡng , chán nãn ,có khi chỉ làm quấy quá để sớm rút về chỗ “tu tập”.Chính vì thế , Đức Phật đã bổ sung thêm  :“ Trong khi bảo vệ người khác , cũng bảo vệ mình ”. Như vậy , việc rèn luyện là toàn bộ đời sống , không có thời “tu tập ”và thời “ không tu tập ”. Làm việc có ích cho xã hội cũng là một cách rèn luyện, cũng phòng vệ  bản thân , cũng tu tập .Vị cư sĩ rất hoan hỹ khi nghe Đức Phật  nói như vậy.

Ôi ! khéo nói thay là lời của Thế Tôn ! khi con cùng đi đường với người cầm đầu đoàn lữ hành , con đi kinh hành dưới gốc cây để rèn luyện , con đã bảo vệ đoàn lữ hành .

Này nam cư sĩ , thuở trước , các bậc hiền trí trong khi tự bảo vệ mình đă bảo vệ người khác .

Nói vậy xong , theo lời yêu cầu bậc Đạo sư kể lại câu chuyện quá khứ .

Thuở xưa khi vua Brahmadatta trị vì ở Bà-la-nại , Bồ tát sanh trong một gia đình Bà-la-môn . Khi đến tuổi trưởng thành , thấy được sự nguy hiểm trong các dục , Bồ Tát tái xuất gia làm vị tiên nhân du sĩ , sống ở dãy Hy-mã-lạp –sơn . Vì cần lấy muối vá giấm . Bồ tát đi về vùng quê , cùng chung một đường với vị cầm đầu đoàn lữ hành . Khi đoàn lữ hành dừng lại tại một khu rừng .Bồ tát quyết định đi kinh hành dưới một gốc cây , thọ hưởng sự sung sướn trong thiền định , không xa đoàn lữ hành bao nhiêu . Rồi có năm trăm tên cướp , sau buổi ăn chiều , bao vây doanh trại để đánh cướp đoàn lữ hành ấy . Thấy vị tu khổ hạnh , bọn chúng dừng lại nói rằng : nếu ông ấy thấy chúng ta , ông ta sẽ báo động . Hãy chờ ông ấy ngủ rồi chúng ta sẽ cướp trại . Nghĩ vậy , bọn chúng chờ tại chỗ ấy . Vị tu khổ hạnh vẫn đi kinh hành suốt đêm . Các tên cướp không có được cơ hội , đã quăng bỏ côn , gậy , đá chúng mang theo và la lớn :” này các bạn lữ hành , nếu không có vị tu khổ hạnh đi kinh hành thì tất cả bọn ngươi đã bị cướp phá lớn rồi .Ngày mai hãy tôn trọng vị tu khổ hạnh ấy ”. Nói xong bọn cướp bỏ đi .

7170649981_5889176068_z
Những tên cướp này quả thật văn minh hơn nhiều người văn minh mà ấu trĩ . Họ biết rằng đoàn lữ hành đã được vị tu khổ hạnh kia tặng một món quà lớn : sự yên ổn , thoát khỏi một trận cướp bóc .Họ nhắc đoàn lữ hành nên cám ơn vị tu khổ hạnh .Những tên cướp này nhắc tới sự biết ơn .Khi bạn đang sống yên ổn , bạn cần phải biết rằng có nhiều người đã “ bố thí sự vô úy ” cho bạn .Chạy trên đường thông suốt , bạn nên cảm ơn cảnh sát giao thông .Bước vào một nhà vệ sinh sạch sẽ , bạn nên cảm ơn người lao công quét dọn sạch sẽ .Ngồi ở nhà yên ổn , bạn nên cảm ơn hàng xóm của bạn đã cẩn thận, không để xảy ra sự cố cháy nhà .

Khi trời sáng rõ , đoàn lữ hành thấy gậy, đá mả bọn cướp để lại , mọi người trong đoàn rất sợ hãi , đi đến Bồ tát đảnh lễ và hỏi :

Thưa Tôn Giả , Tôn Giả có thấy bọn cướp không ?

Này các hiền giả , tôi có thấy .

Thưa Tôn Giả , thấy từng ấy tên cướp , tôn giả không e ngại , không sợ hãi sao ?

Này các hiền giả , kẻ có tài sản mới sợ hãi khi thấy bọn cướp . Ta không có tài sản , sao ta lại sợ hãi . Khi sống ở làng hay rừng , ta không sợ hãi , không e ngại , vì không có gì để mất .

Sau khi đã thực hiện “ vô úy thí ”Bồ Tát lại tiến hành “Pháp thí ”.Ngài tiến hảnh việc bố thí một cách rất tự nhiên và hoàn hảo . Bồ Tát nói lên một quy tắc đơn giản : không có gì để mất thì không sợ hãi . Điều này ai cũng thấy hợp lý nhưng cũng đầu …khó chấp nhận . Có tiền thì phải mua xe Lexus chạy cho đã đời chứ ! “ sống là không chờ đợi ” mà ! Mua xe rồi,  cái “ tôi ”mở rộng ra …bằng cái xe . Nhưng đường phố đông đúc ở Việt Nam có đủ loại xe , từ xích lô, ba gác , xe đạp , honda … xe nào cũng có khả năng …quẹt vào cái “ tôi” mở rộng ấy ( nghĩa là quẹt vào cái Lexus ).Chẳng những người ngồi trên xe Lexus lúc nào cũng nơm nớp lo sợ xe mình bị va quẹt , mà nếu bạn lỡ chạm vào cái “tôi”…  mở rộng ấy ,người ngồi trong xe sẽ phóng ra nhanh như chớp và bạn sẽ rắc rối to .

Theo: Văn hóa Phật giáo/ vanhoaphatgiaoblog.com