Ba_hang_vi_phat_nguyen kho nen lam

Ba hành vi không nên làm khi phát nguyện

Ba_hang_vi_phat_nguyen kho nen  lam

1. Phát nguyện trên cơ sở hại mình lợi người. Trong thế gian pháp, Đức Phật dạy chúng ta khi hành động, lời nói, ý nghĩ trên cơ sở lợi mình lợi người là thiện, còn lợi mình hại người, hại mình hại người, hại mình lợi người thì không nên làm. Vì thế điều đầu tiên khi phát nguyện là phải nghĩ trên cơ sở lợi mình lợi người. Ví như một người bị ốm nặng, một người khác vì lòng tham ái không biết chánh kiến về nhân quả, phát nguyện đổi 10 năm sống của mình nếu người bệnh sống thêm 1 năm. Chưa nói việc này có thành tựu hay không thành tựu thì đây là việc bất thiện ngay khi phát nguyện vì hiểu sai nhân quả ai làm người đó chịu, mỗi người tự làm tự chịu không ai chịu thay ai. Ngoài ra không những không hết khổ cho người bệnh mà lại tăng khổ cho người phát nguyện với tâm suy tư, hồi hộp, lo lắng, phiền não vì bản thân sẽ thọ khổ từ lúc phát nguyện cho dù hiệu nghiệm của việc phát nguyện này chưa xảy ra.

2. Phát nguyện mà chẳng phát nguyện gì. Đó là việc phát nguyện với tâm không tương ưng. Phát nguyện nhưng lại lo sợ điều phát nguyện sẽ xảy ra. Việc này thoạt nghe thì vô lý nhưng vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Cũng với ví dụ trên một người phát nguyện cho người thân của mình khỏi bệnh 1 năm đánh đổi 10 năm tuổi thọ bằng lòng tham ái. Sau khi tham vấn ý kiến bác sĩ, bác sĩ thông báo là người bệnh này gần như đã chết thì mới tiến hành phát nguyện. Việc này giống như rơi vào biến cố xác suất chắc chắn là người bệnh sẽ chết rồi mới phát nguyện nên có thể nói phát nguyện mà chẳng phát nguyện gì nếu không nói là việc phát nguyện lại trong tình huống này lại là rất bất thiện. Nó khác với trường người thân gặp bệnh hiểm nghèo chưa tìm được thầy, được thuốc. Người đó phát nguyện làm các việc công đức để tích lũy công đức cho người thân gặp được thầy được thuốc. Với cách này thì bản thân ngay khi làm việc công đức người đó đã là việc thiện, có công đức để trợ duyên cho người bệnh chóng gặp được thầy được thuốc. Thêm nữa, việc phát nguyện mà tâm không tương ưng lại trước bàn thờ Phật, thờ tổ thì không khác gì lừa Phật dối Tổ, điều này rất nguy hiểm xin chớ làm khi tâm còn tràn ngập tham ái chứ không phải lòng từ bi hỷ xả trong sáng.

3. Phát nguyện mà lại đem nói ra cho người khác biết. Cũng ví dụ trên nếu người phát nguyện đi nói lời phát nguyện của mình với người khác hay với vợ con, anh em của người bị bệnh là điều tối ky. Điều này không khác gì sự khoe khoang tăng trưởng bản ngã cho mình là người đạo đức, là bồ tát tái sinh (!). Nếu vợ con, anh em người bệnh có điều gì không vừa lòng thì cho là người ta vô ơn, không biết điều (trong khi họ đâu có bắt mình phát nguyện, đã tự phát nguyện còn lại nói ra !). Hành động thiện thì chưa thấy đâu nhưng phiền não đã kéo về.

Ban đầu thì việc phát nguyện rất là tốt nhưng ta còn tham ái và thiếu hiểu biết về nhân quả và chánh kiến nên từ  việc thiện mà rất dễ thành bất thiện đó là duyên khởi để có bài viết này. Trên đây là 3 hành vi phát nguyện không nên làm hay nên ra soát lại tâm trước khi phát nguyện. Cầu mong cho tất cả mọi người được an lạc và thành tựu. Sadhu ! Lành thay !

viết bởi Thấy và Biết